Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đánh cược với tôm hùm

Đánh cược với tôm hùm
Ngày đăng: 10/07/2015

Tuy nhiên, niềm hy vọng của người dân đất đảo có thể trở thành nỗi buồn khi mà khu vực nuôi tôm chưa có nơi neo trú ổn định cho các lồng bè khi thời tiết bất lợi. Cộng với đó là việc xử lý chất thải cũng như các vấn đề liên quan có nguy cơ biến vùng mặt nước được quy hoạch nuôi tôm sẽ bị ô nhiễm nếu không có biện pháp hữu hiệu…

Triển vọng…

Những ngày cuối tháng 6 đầu tháng 7, tại khu vực cảng neo trú tàu thuyền xã An Hải (Lý Sơn), bên cạnh hình ảnh tàu thuyền đánh bắt thủy sản của ngư dân tấp nập ra vào thì một hình ảnh khác không kém phần sôi động đó là hàng chục người dân đang thi nhau đóng bè để kịp bước vào vụ thả giống tôm mới.

Từ trên bờ cảng những chiếc xe ba gác máy tấp nập vận chuyển những thanh sắt, ống nước, máy hàn… ồ ạt cập cảng. Phía bên dưới tuyến đường cơ động những lão ngư đang gò hàn những khung sắt để đưa lên tàu mang ra khu vực đóng bè. Những khung sắt hình vuông rộng khoảng 6m2 lần lượt ra đời và được bao bọc bởi những ống nước bằng nhựa khá chắc chắn.

Bỏ ra số tiền lên đến 1,5 tỷ đồng, ông Nguyễn Hùng, thôn Tây, xã An Hải bảo, sẽ đóng được 20 lồng và kết nối thành một bè để thả tôm nuôi. “Dù vốn đầu tư khá lớn nhưng tôi tin tưởng tiền bỏ ra sẽ thu về nhanh chóng vì hiện nay nếu như đầu tư thêm 1.000 tôm hùm con với giá từ 300 - 400 nghìn đồng/con tôm con, khi trưởng thành từ 8 lạng đến 1kg trở lên giá thành sẽ không dưới 1,5 triệu đồng/kg. Trừ chi phí thức ăn, giống mình thu về cũng khoảng 700 nghìn đồng/con. Chỉ cần trời cho thì sau hai mùa là có thể thu về vốn và những năm tiếp theo sẽ “hốt bạc” vì bè mình đóng rất chắc chắn sẽ tồn tại trên 5 năm” - ông Hùng chia sẻ.

Không chỉ ông Hùng mà hiện nay rất nhiều hộ dân đang ồ ạt đóng bè nuôi tôm với hy vọng đổi đời. Theo thống kê của huyện Lý Sơn, hiện khu vực quanh cảng neo đậu tàu thuyền An Hải có 61 bè nuôi tôm hùm và số lồng bè đang tăng lên chóng mặt do nguồn lợi mà các hộ nuôi thành công thu về quá lớn.

Theo các hộ đóng bè để nuôi tôm thì người dân nào muốn làm giàu nhanh từ tôm hùm thì phải có trong tay ít nhất trên một tỷ đồng để đầu tư lồng bè. Ngoài ra, cần phải có vài trăm triệu đồng tiền mua con giống cũng như thức ăn cho tôm trong thời gian nuôi. “Chung quy đầu tư nuôi tôm hùm thì phải đầu tư vốn lớn và… liều. Ai ít tiền thì đừng lao vào làm gì vì nhỡ “bể” thì sạt nghiệp” – chủ 16 bè nuôi tôm Nguyễn Văn Hải cho biết.

… và những nỗi lo

Tôm hùm là loài thủy sản có giá trị cao và thời gian nuôi không dài. Nguồn thu từ tôm hùm rất lớn nếu vụ nuôi không xảy ra sự cố. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết người dân đóng bè nuôi tôm ở quanh khu vực cảng neo trú tàu thuyền An Hải là những ngư dân và nuôi tôm theo… phong trào. Ngoài ra, nguồn con giống nuôi hiện nay cũng chưa thực sự ổn định mà chủ yếu được người dân mua trôi nổi trên thị trường.

Theo ông Trần Ngọc Nguyên - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, việc người dân trúng lớn trong vài năm qua nhờ nuôi tôm hùm kết hợp với một số loại cá là có thật. Tuy nhiên, tình trạng ồ ạt đổ vốn để đầu tư lồng, bè nuôi như hiện nay là rất đáng lo ngại, dù trong đề án phát triển thủy sản của huyện là quy hoạch khu vực này với diện tích mặt nước 50ha để nuôi trồng thủy sản. “Cái lo hiện nay là các hộ nuôi chủ yếu bằng kinh nghiệm và tự học hỏi lẫn nhau. Vì vậy một khi xảy ra sự cố thì người nuôi rất dễ mất trắng do chưa có phương pháp kỹ thuật để xử lý. Một vấn đề khác là môi trường nước ở đây sẽ bị ô nhiễm nếu các hộ dân không có biện pháp xử lý chất thải. Hiện giờ môi trường còn sạch nhưng nếu tăng số lượng lồng bè lên thì nguy cơ xảy ra ô nhiễm và dịch bệnh rất dễ lây lan” – ông Nguyên chia sẻ.

Bên cạnh nỗi lo ô nhiễm môi trường thì khu vực được quy hoạch vùng nuôi hiện nay chưa có nơi để các chủ bè neo trú lồng bè mỗi khi biển động. Người nuôi tôm chủ yếu lai dắt bè vào khu neo trú tàu thuyền dẫn đến tình trạng quá tải cho khu neo đậu tàu thuyền khi có bão. Trong đó, hình ảnh vào mùa mưa bão năm 2013, hàng chục bè nuôi tôm chắn ngang cửa vào khu neo trú khiến nhiều tàu thuyền không thể vào bên trong dẫn đến cả khu vực biển rộng lớn bị “kẹt cứng” bởi đội tàu hàng trăm chiếc và bè nuôi tôm chen chúc nhau trong gió lớn.

“Hiện huyện đang xây dựng phương án chi tiết trước khi thông qua khu quy hoạch mặt nước nuôi trồng thủy sản. Trong đó, đang tính toán đến nơi neo trú cho hàng trăm bè trong tương lai. Nếu không có nơi neo trú, khi biển động, chỉ cần vài đợt gió lớn là các bè này sẽ bị sóng đánh tan tành. Khi đó, thiệt hại sẽ là rất lớn. Do vậy, người dân cần phải tính toán thật kỹ trước khi đầu tư số tiền lớn vào con tôm” - ông Nguyên nói.


Có thể bạn quan tâm

Hàng Nghìn Tấn Ngao Thương Phẩm Ứ Đọng Ở Thanh Hóa Hàng Nghìn Tấn Ngao Thương Phẩm Ứ Đọng Ở Thanh Hóa

Sáng 22-5, ông Bùi Thế Sinh – Chủ tịch UBND xã Đa Lộc (Hậu Lộc – Thanh Hóa) cho biết, còn hàng nghìn tấn ngao (nghêu) đã đến vụ thu hoạch đang bị ứ đọng, không có thương lái thu mua.

24/05/2013
Chi Cục Thủy Sản Hỗ Trợ Mỹ Lộc Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Đồng Ở Vĩnh Long Chi Cục Thủy Sản Hỗ Trợ Mỹ Lộc Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Đồng Ở Vĩnh Long

Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.

24/05/2013
Vụ Tôm Sú Nuôi 2013 Còn Nhiều Khó Khăn: Người Nuôi Tôm Tiếp Tục “Lao Đao” Ở Trà Vinh Vụ Tôm Sú Nuôi 2013 Còn Nhiều Khó Khăn: Người Nuôi Tôm Tiếp Tục “Lao Đao” Ở Trà Vinh

Trà Vinh là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn ở ĐBSCL. Từ thế mạnh này, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, 02 năm gần đây, tình hình tôm nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng ngay từ đầu vụ khiến cho một số hộ nuôi tôm phải “lâm nợ”. Mặc dù hiện nay lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo sát sao và có chính sách hỗ trợ cho người nuôi tôm bị thiệt hại, nhưng với tình hình thời tiết không thuận lợi, giá nhiên liệu tăng, người nuôi tôm thiếu vốn, việc đầu tư vụ nuôi mới càng khó khăn hơn.

24/05/2013
Vụ Lúa Hè Thu 2013 Tiếp Tục Khảo Nghiệm 20 Giống Lúa Chịu Mặn Ở Phú Yên Vụ Lúa Hè Thu 2013 Tiếp Tục Khảo Nghiệm 20 Giống Lúa Chịu Mặn Ở Phú Yên

Ông Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, vụ hè thu 2013, chi cục phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, HTX Nông nghiệp An Ninh Tây tiến hành gieo sạ khảo nghiệm 20 giống lúa chịu mặn trên diện tích 1.000m2 tại xã An Ninh Tây (Tuy An). Bộ giống do Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế tuyển chọn từ Viện lúa Quốc tế (RIRI) chuyển giao.

24/05/2013
Nuôi Cua Biển Nuôi Cua Biển

Nông dân vùng mặn ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đang đẩy mạnh nuôi tôm sú - cua kết hợp, nuôi cua trên ruộng muối cho thu nhập khá cao.

25/05/2013