Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đánh Bắt Bằng Ngư Cụ Cấm Nguy Cơ Huỷ Diệt Thuỷ Sản Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh)

Đánh Bắt Bằng Ngư Cụ Cấm Nguy Cơ Huỷ Diệt Thuỷ Sản Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh)
Ngày đăng: 08/10/2014

Liên tục từ năm 2005 đến nay, tỉnh Tây Ninh đã đầu tư hơn 4 tỉ đồng để thả bổ sung các loại cá giống xuống hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh).

Nhờ sự đầu tư kịp thời, sản lượng đánh bắt hàng năm đã đạt 3.500 tấn thủy sản, giúp cho hơn 1.300 người có việc làm, có thu nhập. Nhưng hiện nay, tình trạng sử dụng các ngư cụ bị cấm đang tái diễn tràn lan, dẫn đến nguồn cá giống vừa bổ sung có nguy cơ bị huỷ diệt.

Ven theo bờ đập của hồ, nhiều cảnh tượng làm ăn, sinh sống của người dân diễn ra rất lộn xộn, nhếch nhác, ghe thuyền neo đậu rải rác khắp nơi. Cách cống số 1 không xa có hàng trăm ghe thuyền tụ lại, người dân che chắn lều trại tạm bợ ven bờ đập như một làng chài di động.

Những người sử dụng phương tiện đánh bắt thuỷ hải sản thô sơ, truyền thống không phải đăng ký và không nộp bất kỳ loại lệ phí nào. Trong khi đó, tình trạng sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt vẫn diễn ra khá phổ biến, như việc ủ chà, lưới mành mành kéo tay, ghe cào có gắn xung điện (nhủi), vó đèn, đăng dến, chích điện v.v…

Dọc theo đầu nguồn hồ Dầu Tiếng, người dân dùng dây giăng phó đèn đêm như mắc cửi, làm cản trở việc lưu thông của các loại ghe tàu qua lại. Ven theo bờ hồ và các đảo, cù lao trong hồ, dến (lưới mành mành) đăng kín mọi nơi; dưới mặt nước la liệt các bãi ủ chà, nhiều bãi ủ chà ở độ sâu dưới mặt nước hơn 10 mét. Một đống chà ủ dưới đáy hồ mỗi lần khai thác là đủ các loại thuỷ sản bị bắt, có mẻ vớt chà cho thu hoạch tới 500 kg thủy sản.

Anh Nguyễn Văn Hải, một ngư dân chuyên sống bằng nghề dăng lưới bén trong hồ Dầu Tiếng than phiền, mấy phương tiện đánh bắt hủy diệt làm cạn kiệt nguồn thuỷ sản trong hồ, khi nước rút một số người lại bao chiếm, mua bán vùng đánh bắt làm cho những người sống bằng nghề đánh bắt truyền thống rất khó khăn…

Chính quyền và các ngành liên quan cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và xử phạt thật nghiêm khắc đối với những người đánh bắt cá giống mới thả bổ sung. Đặc biệt, phải kiên quyết cấm tuyệt đối những loại ngư cụ đánh bắt mang tính hủy diệt đang tái diễn tràn lan như hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Cho không mới tham gia bảo hiểm nông nghiệp Cho không mới tham gia bảo hiểm nông nghiệp

Sau hơn 3 năm thực hiện Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, cả người dân và các đơn vị tham gia bảo hiểm đều không hào hứng với chính sách này.

30/11/2015
Trồng chuối xiêm thu nhập cao Trồng chuối xiêm thu nhập cao

Ông Nguyễn Văn Nhựt ở ấp Trung Đoàn, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng có 6 công (1 công = 1.000m2) trồng chuối xiêm, mỗi năm lời trên 100 triệu đồng.

30/11/2015
Heo siêu năng suất Hongkong đi máy bay về Việt Nam Heo siêu năng suất Hongkong đi máy bay về Việt Nam

Đi đón “heo kiều”... là câu ví von mà ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, đồng thời là hộ chăn nuôi tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai nói khi ông đánh xe lên sân bay Tân Sơn Nhất đón đàn heo giống siêu năng suất nhập về từ Hongkong.

30/11/2015
Giấm vải Lục Ngạn đi Tây Giấm vải Lục Ngạn đi Tây

Sản phẩm giấm vải Lục Ngạn do chị Bạch Thị Kim Ngân (thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang) sáng tạo ra hiện đã có mặt ở 15 nước trên thế giới.

30/11/2015
Tăng đầu tư cho các xã miền núi Tăng đầu tư cho các xã miền núi

Hiện cả nước vẫn còn 2.535 xã khó khăn và các xã này đang gặp rất nhiều trở ngại trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Do vậy, Ban chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đề xuất cần tăng vốn đầu tư, ban hành chính sách đặc thù cho các xã này.

30/11/2015