Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắng ngắt quýt đường

Đắng ngắt quýt đường
Ngày đăng: 01/11/2015

 Điều đáng quan tâm là hiện đang vào mùa thu hoạch chính vụ, nhưng hàng loạt vườn quýt bị rụng trái, giá cả ngày càng hạ do tư thương ép giá, nông dân đứng ngồi không yên.

Đây là bài học và cũng là hồi chuông cảnh báo cho tình trạng phát triển nóng vội, tràn lan, thiếu chiến lược quy hoạch về loại cây trồng này trên địa bàn tỉnh.

Dốc vốn vào quýt

Bán hết gia sản ở Tiền Giang được hơn 2,5 tỷ đồng, gia đình ông Nguyễn Văn Thùng chọn ấp 7, xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh làm quê hương thứ 2.

Toàn bộ gia sản, gia đình ông đầu tư hết vào vườn quýt đường rộng 4 ha.

Sau 2 năm đổ ra bao mồ hôi, công sức, tiền của, cây quýt không phụ lòng người, phát triển tốt và đang cho lứa trái đầu tiên.

“Theo tôi, vùng đất Lộc Hưng rất hợp với cây quýt đường.

Ở miền Tây thu khoảng 6 năm là hết, còn ở đây thì thời gian dài hơn, bệnh cũng ít hơn.

Như ông anh tôi lên trước, 1 ha thu 1 tỷ đồng mỗi năm là chuyện bình thường nên tôi cũng hy vọng được như vậy” - ông Thùng kỳ vọng.

 

Vợ chồng ông Vũ Trọng Lưới xót xa khi vườn quýt rụng gần hết trái

Hộ ông Thùng chỉ là 1 trong 15 hộ đang đầu tư trồng quýt đường với diện tích gần 50 ha tại xã Lộc Hưng.

Các hộ trồng quýt nơi đây chủ yếu từ Bình Dương và miền Tây lên.

Họ đã bán hết tài sản ở quê để đầu tư và hộ nào cũng kỳ vọng, mong chờ loại cây này sẽ giúp họ đổi đời trên quê hương mới.

Mơ ước, kỳ vọng là quyền của mỗi người, nhưng khi phải đối diện với thực tế rủi ro do quýt đường bị bệnh rụng trái hàng loạt như tại xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài khiến những ai đang trồng loại cây này không thể làm ngơ.

Cả gia sản của anh Đoàn Thế Phúc ở ấp 8, xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài chỉ có 3 sào quýt đường.

Năm rồi, anh thu bói được 1 tấn trái, tạm đủ chi phí phân bón, thuốc bảo vệ chăm sóc vườn cây.

Những tưởng vào chính vụ năm nay, năng suất sẽ gấp đôi, gấp ba, kinh tế ổn hơn.

Vậy mà vườn quýt sắp bước vào thời kỳ thu hoạch thì cứ đụng tay vào cành là trái rụng tả tơi.

Tận mắt chứng kiến, ai cũng phải xót xa!

Nhận lại trái đắng

Những người chưa có nhiều kinh nghiệm như hộ anh Phúc đành bấm bụng nhìn quýt rụng khắp vườn đã đành.

Ngay cả những người là thành viên tổ trồng quýt đường của xã Tân Thành, vốn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm cho nhau thì vườn quýt của họ cũng không mấy sáng sủa.

Vườn quýt 2 ha của hộ ông Nguyễn Văn Hùng ở ấp 8, thành viên tổ hợp tác trồng quýt đường của xã Tân Thành cũng trái rụng la liệt.

Ông Hùng cho biết: “Bệnh rụng trái đã làm giảm năng suất phần diện tích 2 sào đang cho thu hoạch trên 70%.

Đầu mùa, ước đạt khoảng 8 tấn trái, hiện chỉ còn khoảng trên dưới 1 tấn.

Giá quýt cũng rớt thảm hại.

Lúc cao điểm quýt loại 1 giá trên 30 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn lại 13, 14 ngàn đồng/kg; quýt loại 2 chỉ 5.000 đồng/kg.

Rẻ nhưng nông dân trồng quýt vẫn bị tư thương ép giá và người trồng phải đem rao bán khắp nơi.

Là thành viên tổ hợp tác, cũng như ông Hùng, 2 ha quýt đường 5 năm tuổi của hộ ông Vũ Trọng Lưới không có cách gì cứu vãn được.

Gần 4 tháng nay, từ khi ra bông, đậu trái đến thời điểm thu hoạch, vườn quýt cứ lần lượt vàng cuống rồi rụng trái dần.

Nhiều cây trái rụng vàng cả gốc.

“Tôi mong các nhà khoa học sớm đến giúp những người trồng quýt đường tìm ra nguyên nhân gây bệnh rụng trái.

Làm ăn thế này quá khổ.

Ở đây, 10 hộ thì có đến 9 hộ bị thất mùa, rụng trái như nhà tôi”.

Dân mong ngành hữu quan vào cuộc

Xã Tân Thành hiện có hơn 300 ha quýt đường đang cho thu hoạch, được thị xã Đồng Xoài chọn làm cây trồng chiến lược và là mô hình điểm trong xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên 4 tháng nay, kể từ khi tình trạng quýt bị bệnh rụng trái hàng loạt và người trồng đã nhiều lần phản ánh, hiện vẫn chưa có đơn vị chức năng nào vào cuộc.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây quýt đường bị rụng trái hàng loạt, theo phỏng đoán của người trồng, có thể do cây giống không đảm bảo; cũng có thể do thuốc giả, phân kém chất lượng và cũng có thể do thời tiết và nhiều nguyên nhân khác gây ra.

Cho dù với bất kỳ nguyên nhân nào, nhưng một khi đã chọn đây là cây trồng chủ lực, là chiến lược để phát triển kinh tế thì phải có sự quan tâm, hướng dẫn, hỗ trợ đúng mức và kịp thời của chính quyền cả về đầu tư, hỗ trợ về quy hoạch, vốn vay, kỹ thuật trồng, chăm sóc, đầu ra và xây dựng thương hiệu cho nông sản của nông dân.

Hạn chế tình trạng tự phát, ồ ạt trồng.

Khi xảy ra dịch bệnh phải phản ứng nhanh, khẩn trương vào cuộc để có hướng xử lý.

Bởi nếu để dịch bệnh kéo dài, sự thiệt thòi, thất thu của người dân ngày càng lớn.

Hệ lụy là sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cũng bị ảnh hưởng theo.


Có thể bạn quan tâm

Hậu Giang Công Bố Dịch Bệnh Vàng Lá Gân Xanh Trên Cam Sành Hậu Giang Công Bố Dịch Bệnh Vàng Lá Gân Xanh Trên Cam Sành

Trước tình hình dịch bệnh vàng lá gân xanh (Greening) đang ngày càng bùng phát và gây hại nặng cho cây cam sành ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh vừa ra quyết định công bố dịch bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành.

24/07/2014
Làm Giàu Từ Đặc Sản Quê Hương Làm Giàu Từ Đặc Sản Quê Hương

Quýt Bắc Sơn lâu nay đã trở thành thương hiệu, đặc sản của huyện Bắc Sơn nói riêng và Lạng Sơn nói chung. Đã có nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ cây quýt và điển hình trong số đó là hộ gia đình ông Đặng Văn Lương tại thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng.

09/12/2014
Giúp Ngư Dân Phát Triển Nghề Cá Xa Bờ Giúp Ngư Dân Phát Triển Nghề Cá Xa Bờ

Ngày 7.7.2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định (NĐ) số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vay vốn đóng tàu công suất lớn, vươn khơi bám biển khai thác thủy sản (KTTS). Hiện các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh đang chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện.

24/07/2014
Chợ Đồn (Bắc Kạn) Vào Vụ Thu Hoạch Quýt Chợ Đồn (Bắc Kạn) Vào Vụ Thu Hoạch Quýt

Có lẽ chẳng ai nhớ cây quýt được trồng ở các xã khu vực phía đông của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) từ khi nào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quýt đã trở thành cây trồng giúp nhiều hộ dân xã Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên, Đại Sảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn.

09/12/2014
Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Sản Phẩm Cá Nuôi Vào UAE Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Sản Phẩm Cá Nuôi Vào UAE

Để đáp ứng quy định nêu trên, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) yêu cầu cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu từ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) nhằm cập nhật các quy định của nước sở tại và tuân thủ đúng khi xuất khẩu các lô hàng cá nuôi vào thị trường này.

24/07/2014