Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý Thanh Long Bình Thuận Sang Các Nước EU

Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý Thanh Long Bình Thuận Sang Các Nước EU
Ngày đăng: 26/06/2014

Chỉ dẫn địa lý (geographical Indication- GI) trên sản phẩm sẽ chỉ rõ một sản phẩm có nguồn gốc ở một vùng hoặc một địa danh cụ thể và gắn liền với những phương thức sản xuất truyền thống có danh tiếng.

Với thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay và người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn, GI sẽ giúp gia tăng giá bán lẻ các sản phẩm, phân bổ giá trị tốt hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển bởi lẽ những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý khi tới được với người tiêu dùng sẽ mang lại giá trị lớn cho người sản xuất.

Có thể nói Bình Thuận hiện là “thủ phủ” thanh long của cả nước. Các nước khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã chấp nhận sản phẩm thanh long Bình Thuận. Hiện nay tỉnh cũng đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 100% diện tích thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Quả thanh long Bình Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa vào ngày 15 tháng 11 năm 2006 theo Quyết định số 786/QĐ-SHTT, và ngày 8 tháng 7 năm 2011, UBND tỉnh Bình Thuận ban hành Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND kèm theo Quy chế quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” dùng cho sản phẩm quả thanh long.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa sản phẩm thanh long đang được xem là một hướng đi có hiệu quả, nhằm bảo vệ uy tín và phát triển thương hiệu thanh long Bình Thuận trên thị trường; mới đây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có chủ trương đăng ký chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận sang các nước Liên minh châu Âu (EU) với tên đăng ký chỉ dẫn địa lý: THANH LONG BÌNH THUẬN/BINH THUAN DRAGON FRUIT. Đồng thời cho phép Hiệp hội Thanh long Bình Thuận đứng tên trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận sang các nước EU.

Chủ tịch giao Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ Hiệp hội Thanh long Bình Thuận hoàn thiện các thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý theo sự hướng dẫn của Cục Sở hữu trí tuệ, Dự án Hỗ trợ Chính sách đầu tư và Thương mại của châu Âu…

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ Hiệp hội Thanh long hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý. Tiếp tục cung cấp một số thông tin, chứng cứ: Xác định thời điểm thanh long bắt đầu được trồng tại Bình Thuận, bản đồ vùng trồng thanh long Bình Thuận được UBND tỉnh phê duyệt, quy trình trồng thanh long...

Đối với Sở Công Thương: Chủ tịch yêu cầu cung cấp các chứng cứ thanh long Bình Thuận đã được thương mại tại thị trường EU (quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, hợp đồng mua bán, hợp đồng ghi nhớ, chào hàng, các hóa đơn chứng từ mua bán thanh long, giấy khai báo hải quan …). Đồng thời phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các công việc phát sinh theo yêu cầu của EU.

Hiệp hội Thanh long Bình Thuận phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận sang các nước EU. Phối hợp với Sở Công Thương cung cấp các chứng cứ thanh long Bình Thuận đã được thương mại tại thị trường EU (hợp đồng mua bán, hợp đồng ghi nhớ, chào hàng, các hóa đơn chứng từ mua bán thanh long, giấy khai báo hải quan…).

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các công việc phát sinh theo yêu cầu của EU. Vận động các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Bình Thuận sang các nước EU đóng góp kinh phí thực hiện các công việc phát sinh theo yêu cầu của EU.

Hy vọng khi đăng ký chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận sang các nước EU thì sản phẩm thanh long của Bình Thuận sẽ bán được với giá cao hơn, được người tiêu dùng chú ý hơn và từ đó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn không chỉ cho nhà nông mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho tỉnh nhà.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Biến Trong Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Mèo Vạc Chuyển Biến Trong Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Mèo Vạc

Mèo Vạc lâu nay vốn là huyện gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác lâu đời có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Xác định chú trọng phát triển nông nghiệp để từng bước XĐGN bền vững, vài năm trở lại đây, địa phương đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. Trong đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học (TBKH) vào mô hình sản xuất rau an toàn được xem là hướng đi khá hiệu quả.

14/10/2014
Tìm Hướng Đi Bền Vững Cho Cây Ăn Trái Tìm Hướng Đi Bền Vững Cho Cây Ăn Trái

Vườn cây ăn trái là thế mạnh của vùng ĐBSCL, thế nhưng nhiều năm qua, hàng loạt nông dân làm vườn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ chất chồng bởi thực trạng “tới mùa, rớt giá” lặp đi lặp lại. Giải pháp nào giúp nông dân làm vườn sống được trên mảnh vườn của mình đang là vấn đề bức bách đặt ra.

14/10/2014
Mô Hình Chuyển Đổi Đất Trồng Lúa Kém Hiệu Quả Sang Trồng Cỏ Nuôi Dê Sinh Sản Mô Hình Chuyển Đổi Đất Trồng Lúa Kém Hiệu Quả Sang Trồng Cỏ Nuôi Dê Sinh Sản

Dê là con vật dễ nuôi, khỏe mạnh, ít bệnh tật, tiêu hóa chủ yếu thức ăn xơ, không lệ thuộc vào thức ăn tinh, vốn đầu tư ít, không chiếm quá nhiều diện tích đất nên đang được nhiều hộ nông dân chọn nuôi. Mặt khác, dê thương phẩm đang có thị trường tiêu thụ rộng, giá bán khá cao từ 120-130 nghìn đồng/kg.

14/10/2014
Những Nông Dân Những Nông Dân "Vàng" Xứ Quảng

Ông Mậu vui vẻ cho hay: Cơ duyên đưa ông đến với nghề trồng thanh long ruột đỏ thật tình cờ. Cách đây 4 năm, số là một lần xem chương trình “Đấu trường 100, khi MC Thái Tuấn đưa câu hỏi “Thanh long ruột đỏ được trồng đầu tiên ở Việt Nam là ở địa phương nào?”.

14/10/2014
"Cơn Lốc" Bỏ Cao Su, Trồng Sắn

Mủ cao su 2 năm trở lại đây liên tục giảm. Người trồng cao su lại đua nhau chặt bỏ vườn cây được mệnh danh là “vàng trắng” để chuyển sang những cây trồng khác, như mì, mía.

14/10/2014