Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý Thanh Long Bình Thuận Sang Các Nước EU

Chỉ dẫn địa lý (geographical Indication- GI) trên sản phẩm sẽ chỉ rõ một sản phẩm có nguồn gốc ở một vùng hoặc một địa danh cụ thể và gắn liền với những phương thức sản xuất truyền thống có danh tiếng.
Với thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay và người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn, GI sẽ giúp gia tăng giá bán lẻ các sản phẩm, phân bổ giá trị tốt hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển bởi lẽ những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý khi tới được với người tiêu dùng sẽ mang lại giá trị lớn cho người sản xuất.
Có thể nói Bình Thuận hiện là “thủ phủ” thanh long của cả nước. Các nước khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã chấp nhận sản phẩm thanh long Bình Thuận. Hiện nay tỉnh cũng đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 100% diện tích thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Quả thanh long Bình Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa vào ngày 15 tháng 11 năm 2006 theo Quyết định số 786/QĐ-SHTT, và ngày 8 tháng 7 năm 2011, UBND tỉnh Bình Thuận ban hành Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND kèm theo Quy chế quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” dùng cho sản phẩm quả thanh long.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa sản phẩm thanh long đang được xem là một hướng đi có hiệu quả, nhằm bảo vệ uy tín và phát triển thương hiệu thanh long Bình Thuận trên thị trường; mới đây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có chủ trương đăng ký chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận sang các nước Liên minh châu Âu (EU) với tên đăng ký chỉ dẫn địa lý: THANH LONG BÌNH THUẬN/BINH THUAN DRAGON FRUIT. Đồng thời cho phép Hiệp hội Thanh long Bình Thuận đứng tên trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận sang các nước EU.
Chủ tịch giao Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ Hiệp hội Thanh long Bình Thuận hoàn thiện các thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý theo sự hướng dẫn của Cục Sở hữu trí tuệ, Dự án Hỗ trợ Chính sách đầu tư và Thương mại của châu Âu…
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ Hiệp hội Thanh long hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý. Tiếp tục cung cấp một số thông tin, chứng cứ: Xác định thời điểm thanh long bắt đầu được trồng tại Bình Thuận, bản đồ vùng trồng thanh long Bình Thuận được UBND tỉnh phê duyệt, quy trình trồng thanh long...
Đối với Sở Công Thương: Chủ tịch yêu cầu cung cấp các chứng cứ thanh long Bình Thuận đã được thương mại tại thị trường EU (quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, hợp đồng mua bán, hợp đồng ghi nhớ, chào hàng, các hóa đơn chứng từ mua bán thanh long, giấy khai báo hải quan …). Đồng thời phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các công việc phát sinh theo yêu cầu của EU.
Hiệp hội Thanh long Bình Thuận phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận sang các nước EU. Phối hợp với Sở Công Thương cung cấp các chứng cứ thanh long Bình Thuận đã được thương mại tại thị trường EU (hợp đồng mua bán, hợp đồng ghi nhớ, chào hàng, các hóa đơn chứng từ mua bán thanh long, giấy khai báo hải quan…).
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các công việc phát sinh theo yêu cầu của EU. Vận động các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Bình Thuận sang các nước EU đóng góp kinh phí thực hiện các công việc phát sinh theo yêu cầu của EU.
Hy vọng khi đăng ký chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận sang các nước EU thì sản phẩm thanh long của Bình Thuận sẽ bán được với giá cao hơn, được người tiêu dùng chú ý hơn và từ đó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn không chỉ cho nhà nông mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho tỉnh nhà.
Có thể bạn quan tâm

Ngành nông nghiệp đã dành ra một số tiền lớn để hỗ trợ nông dân trong cuộc chiến dập dịch chổi rồng trên cây nhãn, trong đó đáng kể là thuốc bảo vệ thực vật. Nhưng đến nay, đã có gần 1.000ha nhãn phải đốn trắng, riêng xã Đồng Phú là trên 230ha.

Theo thống kê mới nhất của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, diện tích lúa ở miền Bắc thiệt hại khoảng 13.000ha, trong đó tỉnh Thái Bình là địa phương chịu thiệt hại nhiều nhất với diện tích hơn 10.000ha.

Festival Thuỷ sản Việt Nam năm 2014 là dịp tôn vinh nghề nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thuỷ sản xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; tạo cơ hội giao lưu, xúc tiến, hợp tác, phát triển ngành Thuỷ sản…

Gần đây, tại nhiều chợ miền Trung, miền Nam rộ lên hiện tượng mực lạ, mực siêu rẻ với giá khó tin 20.000-30.000 đồng/kg. Thực chất của hiện tượng này là gì?

Hai chiếc tàu đánh cá vỏ sắt đầu tiên của ngư dân miền Trung đã và sẽ có chuyến “ra khơi dò bụng biển” đầu tiên. Hàng chục tàu cá vỏ sắt khác cũng đang được triển khai đóng cho ngư dân. Về lý thuyết, tàu lớn sẽ giúp ngư dân “thắng” lớn nhưng thực tế mới có câu trả lời chính xác.