Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Cây Diệp Hạ Châu

Ngày 19/8, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã có văn bản chấp thuận cho UBND huyện Cát Tiên sử dụng tên địa danh “Cát Tiên” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Diệp hạ châu Cát Tiên”.
Qua vài năm trồng thử nghiệm, cây diệp hạ châu (dân gian gọi cây chó đẻ răng cưa) đã trở thành cây hàng hóa của địa phương. Năm 2014, diện tích cây này tại Cát Tiên khoảng 100ha. Dự kiến năm 2015 sẽ là 200ha.
Năng suất diệp hạ châu đạt đến trên 3 tấn/ha. Qua phân tích của Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng (Sở KH-CN Lâm Đồng), hàm lượng dược chất có ích trong cây diệp hạ châu ở Cát Tiên cao hơn sản phẩm cùng loại ở những vùng khác từ 2-3 lần.
Có thể bạn quan tâm

Chế biến cá da trơn xuất khẩu tại Khu công nghiệp Mỹ Tho. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)

Trong dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo, một trong những nội dung hỗ trợ doanh nghiệp là xây dựng thương hiệu và thị trường sản xuất rau sạch và thịt sạch.

Một số chuyên gia tính toán, nếu có 100 triệu cây dó bầu (100.000ha) tác động mỗi cây cho ra 1kg trầm loại chất lượng thấp, bán với giá 100USD/kg thì Việt Nam sẽ thu về 10 tỷ USD/chu kỳ 10 năm.

Để tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, theo TS Phùng Đức Tiến- Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia, Nhà nước cần tập trung vào 8 nhóm giải pháp sau:

Cây lê Tai nung Đài Loan là một trong những cây ăn quả được huyện đưa vào trồng khảo nghiệm trong 6 năm qua, đến nay đã cho những kết quả tích cực. Những thành công đó mở ra hướng phát triển cây ăn quả mới trên đất vùng cao Bắc Hà.