Đăng Ký Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý Cà Phê Buôn Ma Thuột Tại EU

Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc đã và đang đẩy mạnh việc đăng ký bảo hộ này.
Nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu và thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc đã và đang đẩy mạnh việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.
Đến nay, đã có 6 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ, Lucxenbua, Thái Lan và Đức đã công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.
Với sự giúp đỡ của Dự án Hỗ trợ chính sách Đầu tư và Thương mại châu Âu và được sự ủy quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắc Lắc, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đang xây dựng hồ sơ để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột tại Liên minh châu Âu (EU).
Ông Trịnh Đức Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết: “Thứ nhất, Hiệp hội sẽ phải viết một đề án các bước để mà đăng ký sang EU. Trong đề án đó có phần nêu lên những yêu cầu gì chúng ta cần phải bổ sung để nộp sang EU. Về mặt tư vấn, sẽ có 2 tư vấn, một là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, 2 là các chuyên gia của dự án sang.
Các chuyên gia mới sang lượt đầu tiên tổ chức tập huấn cho biết những yêu cầu cần phải làm gì đối với bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại EU. Bước đầu họ cung cấp một số hồ sơ của các chỉ dẫn địa lý khác để chúng ta tham khảo. Trong năm 2015, đề án sẽ hình thành xong”.
Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Dang-ky-bao-ho-chi-dan-dia-ly-ca-phe-Buon-Ma-Thuot-tai-EU-108-47890.html
Có thể bạn quan tâm

Trong bối cảnh giá mủ cao su liên tục xuống thấp, một người dân ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã mạnh dạn chuyển đổi vườn cao su để sang trồng cây trôm đạt hiệu quả cao.

Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân Tây Sơn (Bình Định) sản xuất trên 4.340 ha lúa, đạt 98,7% so với kế hoạch, giảm 171 ha so với cùng vụ năm 2014 (do nắng hạn thiếu nước tưới nên phải cắt giảm một số diện tích).

Sở NN&PTNT Hậu Giang đã có công văn yêu cầu phòng NN&PTNT, phòng kinh tế, ... thành phố tăng cường chỉ đạo các địa phương tuyên truyền đến bà con nông dân đề cao cảnh giác với các cá nhân, tổ chức thực hiện việc “chích cây” trị bệnh vàng lá gân xanh cho cây có múi.

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đã vượt qua khó khăn và vươn lên thoát nghèo nhờ vào mô hình trồng năn bộp kết hợp với nuôi cá tự nhiên.

Vụ Đông năm nay, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có kế hoạch gieo trồng 3.100ha, trong đó chủ lực là cây đậu tương với 1.600ha.