Đăng Ký Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý Cà Phê Buôn Ma Thuột Tại EU

Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc đã và đang đẩy mạnh việc đăng ký bảo hộ này.
Nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu và thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc đã và đang đẩy mạnh việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.
Đến nay, đã có 6 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ, Lucxenbua, Thái Lan và Đức đã công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.
Với sự giúp đỡ của Dự án Hỗ trợ chính sách Đầu tư và Thương mại châu Âu và được sự ủy quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắc Lắc, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đang xây dựng hồ sơ để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột tại Liên minh châu Âu (EU).
Ông Trịnh Đức Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết: “Thứ nhất, Hiệp hội sẽ phải viết một đề án các bước để mà đăng ký sang EU. Trong đề án đó có phần nêu lên những yêu cầu gì chúng ta cần phải bổ sung để nộp sang EU. Về mặt tư vấn, sẽ có 2 tư vấn, một là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, 2 là các chuyên gia của dự án sang.
Các chuyên gia mới sang lượt đầu tiên tổ chức tập huấn cho biết những yêu cầu cần phải làm gì đối với bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại EU. Bước đầu họ cung cấp một số hồ sơ của các chỉ dẫn địa lý khác để chúng ta tham khảo. Trong năm 2015, đề án sẽ hình thành xong”.
Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Dang-ky-bao-ho-chi-dan-dia-ly-ca-phe-Buon-Ma-Thuot-tai-EU-108-47890.html
Có thể bạn quan tâm

Chôm chôm vụ thuận thường bị dội chợ, rớt giá nên những năm gần đây nông dân thuộc các huyện Cái Bè, Cai Lậy (Tiền Giang) đã áp dụng khoa học - kỹ thuật xử lý chôm chôm ra trái vụ nghịch. Chính nhờ vậy, nông dân trồng chôm chôm ngày càng khấm khá hơn với lợi nhuận mỗi năm đạt từ 150 - 300 triệu đồng/ha.

Tập trung lực lượng tài công, anh em bạn ghe giàu kinh nghiệm, các chủ tàu đánh bắt hải sản xa bờ ở Vũng Tàu, Long Hải, Phước Tỉnh đã tổ chức nhiều chuyến khai thác ngư trường vùng biển Trường Sa.

Người dân vùng ngọt Cà Mau từ trước đến nay trải qua nhiều thăng trầm với con cá bổi. Cũng có người thu về tiền tỷ và cũng có người phải lâm nợ từ vật nuôi này.

Sau khi bão số 14 (Haiyan) vừa đi qua, ngư dân Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung lại chuẩn bị ngư cụ, hối hả vươn khơi đánh bắt, với hy vọng bù lại thiệt hại của những chuyến biển dở dang vì bão.

Sau gần 1 năm triển khai, đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa” đã ghi nhận những kết quả bước đầu: tạo được nguồn giống nhân tạo, đạt hiệu quả khá cao về kinh tế.