Dân tự quản để xây dựng nông thôn mới

Qua đó, 5 tổ nhân dân tự quản đã ra đời, huy động sức mạnh tập thể, đoàn kết của nhân dân trong giữ vững an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, tạo môi trường thuận lợi để nhân dân an tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.
Người dân ấp Phương Thạnh đang ra sức xây dựng tổ nhân dân tự quản luôn sạch đẹp, thông thoáng.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã Phương Phú, cho biết: Để đa số các tổ nhân dân tự quản hoạt động đều tay, có hiệu quả thiết thực, thì khâu then chốt là được người dân đồng tình, hưởng ứng thực hiện.
Vì vậy, xây dựng tổ tự quản, xã đã chỉ đạo công an, mặt trận, văn hóa phối hợp tốt đến tuyên truyền vận động bà con hiểu và cùng thực hiện.
Thời gian gần đây, nhiều tuyến đường có cảnh quan, môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh xuất hiện nhiều hơn ở xã Phương Phú.
Nhà nhà nhiệt tình, người người tự ý giữ gìn cảnh quan môi trường, đẹp từ trong nhà ra ngoài ngõ.
Đi dọc tuyến đường tổ nhân dân tự quản số 8, ấp Phương Thạnh, thấy mướt mắt với cây xanh tươm tất nhờ tay người chăm bón.
Bà Lê Thị Diệu, người dân trong ấp, chia sẻ: “Từ khi tham gia mô hình, cùng bà con chăm chút cảnh quan môi trường thấy cả xóm đẹp hẳn lên nên tôi thích lắm.
Nghĩ lại, phong trào nhân dân tự quản có hiệu quả thiết thực nên tôi tiếp tục vận động người thân tham gia để giữ gìn cho xóm ấp, quê hương xanh, sạch, đẹp”.
Nói xong, bà Diệu lại thoăn thoắt tay kéo tỉa gọn hàng rào dâm bụt cho bắt mắt hơn.
Xa xa, cũng có một vài chị phụ nữ xào xạc tay chổi dọn dẹp và quét rác trước cửa nhà, lão nông thì tạo dáng cho các cây kiểng với phương châm đẹp trong nhà ra tận ngõ.
Mỗi người có ý thức góp nên màu sắc riêng cho con đường về ấp ngày càng sạch, đẹp.
Không chỉ quan tâm đến cảnh quan môi trường, người dân Phương Phú còn đoàn kết gìn giữ xóm ấp bình yên, an toàn, lành mạnh.
Ông Phạm Việt Hùng, ngụ ấp Phương Thạnh, bày tỏ: “Từ khi tham gia tổ nhân dân tự quản, bà con đoàn kết hơn trước kia rất nhiều.
Họ đồng lòng xây dựng mô hình đèn ngoài ngõ, mõ trong nhà đề phòng tốt, chống trộm cướp xảy ra.
Hơn nữa, thấy được lợi ích của tổ nhân dân tự quản, bà con chấp hành tốt chính sách, pháp luật, cùng nhau quan tâm dạy bảo con cháu sống tốt, không tham gia tệ nạn xã hội để giữ bình yên, văn minh cho ấp”.
Bà Nguyễn Thị Oanh, ở ấp Phương An A, phấn khởi: “Tham gia tổ nhân dân tự quản không chỉ làm lợi cho mình mà cả xóm.
Trước tiên là hộ tôi được xã hỗ trợ bóng đèn điện để thắp ngoài ngõ, bảo vệ an toàn cho chính mình.
Kế đó là đảm bảo an ninh chung cho cả ấp”.
Nhờ đoàn kết, cộng đồng tương thân tương ái giúp nhau, một năm qua, bình yên luôn ngự trị ở tổ tự quản liên ấp Phương Thạnh, Phương An A, Phương An B, Phương Bình và Phương Hòa.
Trong sản xuất, kinh doanh, người dân cũng thuận lợi phát triển.
Ông Võ Văn Đê, hộ kinh doanh buôn bán ở địa phương, chia sẻ: “Nhờ bà con cùng nhau gìn giữ trật tự an ninh đảm bảo nên tiểu thương cũng yên ổn làm ăn, công việc ngày càng thuận tiến.
Để cùng bà con tự quản tốt, tôi cũng đang phấn đấu nuôi dạy con tốt hơn để tiếp tục giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa, hạnh phúc”.
Để làm việc tốt, tự quản tốt, người dân Phương Phú còn quan tâm rèn luyện sức khỏe cường tráng để sẵn sàng trong mọi việc.
Hiện tại, trong địa phương đã thành lập được 5 câu lạc bộ thể dục buổi sáng, thành viên thường xuyên rèn luyện thể dục bảo vệ sức khỏe.
Ông Nguyễn Văn Khẩn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ thể dục tổ 8, ấp Phương Thạnh, cho hay: Trong tổ này có nhiều môn thể thao, thu hút đủ tầng lớp tham gia như: bóng đá cho nhóm con trai, cầu lông cho phụ nữ, còn môn đi bộ dành cho mọi lứa tuổi,...
Nhờ vậy mà câu lạc bộ cũng thu hút được hết 37 hộ trong tổ tham gia.
Lâu lâu, tổ còn giao lưu với tổ kế bên để tạo sinh khí thi đua, vui chơi trong nhân dân.
Có thể nhận thấy rằng, mô hình tổ nhân dân tự quản ở Phương Phú đã phát huy hiệu quả.
Cho nên, người dân ở xã cùng chính quyền địa phương đã và đang ra sức xây dựng để sớm ngày được công nhận và nhân rộng.
Để từ đây, mô hình tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết tương thân tương ái trong nhân dân, cần cù trong lao động, sản xuất.
Hàng rào “phòng tuyến” vững chắc từ dân này sẽ phát huy hiệu quả, giúp địa phương giữ vững danh hiệu xã văn hóa 11 năm liền, nâng chất xã nông thôn mới ngày càng vững chắc, giàu mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Chiều ngày 05/6/2014, tại huyện Duyên Hải, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh phối hợp với Viện Hải dương học, Viện Địa lý Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh; lãnh đạo UBND huyện Duyên Hải, huyện Châu Thành và đại diện các Tổ hợp tác, Hợp tác xã nuôi nghêu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi nghêu ở các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh”.

Nằm trong chương trình “Năm doanh nghiệp Đà Nẵng 2014”, Sở Công thương Đà Nẵng vừa tổ chức hội nghị “kết nối cung- cầu sản phẩm của doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng” với sự tham dự của các hiệp doanh doanh nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn huyện Krông Bông (Dak Lak) đã có trên 67 ha mì (sắn) bị bệnh rệp sáp bột hồng, tập trung ở các xã Khuê Ngọc Điền, Hòa Sơn và thị trấn Krông Kmar.

Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Quang Húc cho biết, đời sống của hơn 4.000 người dân nơi đây vẫn chủ yếu dựa vào SXNN. Tuy nhiên, trồng lúa chỉ giúp dân chủ động lương thực, chứ để làm giàu có thì rất khó. Sông Bứa chạy qua xã Quang Húc có độ dài khoảng 3 km, nguồn nước tương đối sạch.

Theo Trạm Thủy sản huyện Tam Nông (Đồng Tháp), đến nay, số lượng thả nuôi tôm càng xanh chưa nhiều do nắng nóng kéo dài, đồng thời nhiều người đang phân vân chọn nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Tình hình này sẽ khiến cho việc cung ứng tôm giống thiếu cục bộ khi người nuôi có nhu cầu thả nuôi trong cùng một thời điểm...