Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dân Thành Thị Đổ Xô Về Nông Thôn

Dân Thành Thị Đổ Xô Về Nông Thôn
Ngày đăng: 02/07/2012

Người dân ở các thành thị của Hàn Quốc đang có xu hướng đổ về nông thôn sống và làm việc sau khi nghỉ hưu, khiến đời sống xã hội ở các vùng quê này trở nên đa dạng và khởi sắc.

Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Hàn Quốc cho biết, tổng cộng đã có 10.503 hộ gia đình chuyển về nông thôn trong năm 2011, tăng 58% so với năm 2010 (4.067 hộ).

Trong năm 2001, chỉ có 880 hộ gia đình rời khỏi thành phố và về các vùng quê định cư, nhưng năm 2010 - khi những người sinh năm 1955-1963 bắt đầu nghỉ hưu, thì con số này gia tăng đáng kể. Phần lớn trong số những người rời đô thị về nông thôn ở độ tuổi từ 40 đến 70.

Riêng năm 2011, hơn 52% trong những người về nông thôn bắt đầu trồng lúa và các loại cây nông nghiệp khác mà không cần tới các thiết bị đặc biệt. Số còn lại mua con giống để bắt đầu chăn nuôi phục vụ kinh doanh.

Tuy nhiên, không phải ai cũng tham gia sản xuất nông nghiệp để có nguồn thu nhập sau khi nghỉ hưu. 37,7% trong số những người về nông thôn định cư lại thích tận hưởng cuộc sống bình yên bằng số tiền lương hưu của mình, bởi chi phí sinh hoạt ở nông thôn Hàn Quốc rất rẻ. Chỉ cần khoảng 3.000 - 5.000 won, họ đã mua được một suất ăn ngon ở nhà hàng. Tính ra, một tháng, một người sống độc thân cần chi khoảng 400.000 - 600.000 won cho những nhu cầu sinh hoạt ở mức khá cao đối với nông thôn.

Nắm bắt được tâm lý thích trải nghiệm đời sống nông thôn của rất nhiều người dân thành phố, nhiều ngôi làng ở nông thôn Hàn Quốc đã mạnh dạn phát triển mô hình làng du lịch để hút khách. Không chỉ phục vụ nhu cầu của những người đã về nông thôn định cư, các làng du lịch này còn quảng bá đến những người đang có ý định chuyển về nông thôn và cả những khách du lịch đến từ mọi miền trên đất nước Hàn Quốc. Khách du lịch cùng ăn, cùng ở với nông dân, cùng tay cày tay cuốc ra đồng, cùng trồng cây, ươm giống...

Đến các làng nghề, họ cùng tay kim tay chỉ may quần áo truyền thống, cùng nhào đất nặn bình nặn tượng với nghệ nhân làng nghề... Những dịch vụ này đã mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân nông thôn Hàn Quốc. Như ngôi làng Buraemi ở tỉnh Incheon, mỗi năm đã hút được một lượng khách du lịch khoảng 35.000 - 50.000 người.

Có thể bạn quan tâm

Chủ Động Phòng Chống Rét Cho Cá Chủ Động Phòng Chống Rét Cho Cá

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Lạng Sơn, hiện nay công tác phòng chống rét cho cá trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, nhằm giúp cá lưu qua đông khỏe mạnh, đáp ứng số lượng, chất lượng giống cho vụ nuôi sau và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

22/01/2014
Cá Chép Chờ Ông Táo Về Trời Cá Chép Chờ Ông Táo Về Trời

Ngày 23 tháng Chạp đang đến gần, các trại giống đang tất bật xuống ao quăng chài, thả lưới vây bắt cá chép để phục vụ lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

22/01/2014
Trúng Mùa Cá Bông Lau Trúng Mùa Cá Bông Lau

Thiên nhiên thật hào phóng, ban tặng cho người dân ở vùng châu thổ Mê Kông một loài cá quý có tên là bông lau (loài hoa trắng). Cá thuộc loại da trơn, thịt trắng, thơm ngon. Giới sành điệu gọi là “đệ nhất da trơn” vì có giá trị cao gấp 10 lần cá tra. Hằng năm, khi nước dưới sông chuyển màu từ đục sang trong, cơn gió chướng bắt đầu thổi, là lúc người dân trong vùng bước vào mùa đánh bắt.

22/01/2014
Gà Thanh Chương Thương Hiệu Một Vùng Đồi Gà Thanh Chương Thương Hiệu Một Vùng Đồi

Là huyện trung du miền núi thấp, trừ một số ít xã nằm dọc đôi bờ sông Lam, đất Thanh Chương (Nghệ An) là cả một chuỗi nối nhau của những quả đồi hình bát úp. Ở đó, dưới tán mít, đồi cọ trải dài, những chú gà thơ thẩn kiếm ăn đã làm nên một thương hiệu riêng không thể lẫn - gà đồi Thanh Chương, góp thêm một món ăn độc đáo của vùng đất này ngoài quả tro, nhút mít.

22/01/2014
Thiết Lập Chuỗi Thực Phẩm An Toàn Trong Chăn Nuôi Lợn Thiết Lập Chuỗi Thực Phẩm An Toàn Trong Chăn Nuôi Lợn

Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có hơn 28.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó hơn 10.500 điểm giết mổ không được giám sát, kiểm soát của cơ quan thú y.

22/01/2014