Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dân Ta Trồng Măng Tây

Dân Ta Trồng Măng Tây
Ngày đăng: 31/03/2013

Thời gian gần đây, vào một số nhà hàng ở TP Vinh (tỉnh Nghệ An) thực khách được thưởng thức các món ngon được chế biến từ cây măng tây. Người thưởng thức rất ngạc nhiên khi biết món ăn có nguồn gốc từ các nước Âu - Mỹ này lại được trồng ngay chính trên đất Nghệ An và một số địa phương khác. Tại Nghệ An, chỉ sau hơn một năm du nhập, cây măng tây đã thích nghi với thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây và đang hứa hẹn mang lại thu nhập cao.

 Chúng tôi tìm lên xã miền núi Tam Hợp (huyện Quỳ Hợp) - nơi được xem là địa phương khởi đầu đưa cây măng tây vào trồng thử nghiệm. Ông Nguyễn Khắc Thế, Chủ nhiệm HTX Sơn Tây, cho biết, từ tháng 4-2012, ông và 8 hộ dân đưa măng tây về trồng thử nghiệm trên diện tích đất 2,2ha. Thời điểm đầu, thấy cây măng tây lạ nên ai cũng ngại. Sau đó một thời gian, khi cây nhú mầm rồi phát triển nhanh, đặc biệt khi cây mẹ cho măng và bắt đầu mang lại thu nhập cao thì ai cũng vui. “Đã có kinh nghiệm hàng chục năm trồng các loại rau, rồi được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc măng tây rất kỹ, nhưng mới đầu bọn tôi ai cũng run vì sợ thất bại. Đến nay thì đã khẳng định được cây trồng này rất phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu Nghệ An. Nó cho thu nhập cao hơn trồng rau nhiều lần” - ông Thế đúc kết và cho biết, cây măng tây khá dễ trồng. Loại cây này nếu đã bén rễ là mọc rất nhanh vì nó có bộ rễ khỏe. Cây phù hợp với đất ráo nước, có pha ít cát. Theo tính toán, vốn đầu tư cây giống ban đầu cho 1 sào đất (500m²) khoảng 16 triệu đồng. Với kỹ thuật chăm sóc tốt, mỗi lứa măng tây có thể kéo dài 7 - 8 năm mới phải thay cây mẹ. Đặc biệt, việc chăm sóc cây măng tây chỉ dùng chế phẩm sinh học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nước tưới cho cây phải dùng nước sạch lấy từ giếng khoan. Sau 5 tháng kể từ khi gieo hạt, cây măng tây của gia đình ông Thế và 8 hộ dân khác bắt đầu đẻ măng, cho sản phẩm. Măng tây phải hái trước 8 giờ sáng hàng ngày, trước khi mặt trời chiếu xuống làm măng già, giảm dinh dưỡng và độ ngon. Hiện tại, mỗi ngày vườn măng của ông Thế cho khoảng 4 kg măng/sào, bán cho đơn vị cung ứng cây giống và bao tiêu sản phẩm là Công ty TNHH Hạ Hiệp (đóng ở thị xã Thái Hòa) với giá 60.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi năm cây măng mẹ cho măng khoảng 7 tháng (trừ những tháng quá rét, măng không ra), mỗi tháng thu khoảng 4 triệu đồng/sào, như vậy 1 sào măng sẽ cho thu nhập khoảng 30 triệu đồng/năm, cao hơn rất nhiều so với trồng rau. Hiện số măng hái được đều được Công ty TNHH Hạ Hiệp thu mua hết. Ông Thế khoe: “Nhiều khách hàng ở xa gọi điện đến đặt mua với số lượng lớn để bán lại cho các nhà hàng nhưng chúng tôi không đủ để cung cấp cho họ. Mình làm ra sản phẩm mà không kịp để bán ra thị trường, vui lắm chứ”. Ông Nguyễn Công Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Hạ Hiệp, cho biết, sau 7 năm đưa về Việt Nam và trồng thực nghiệm năm 2011, cây măng tây được doanh nghiệp của ông phổ biến cho nhiều địa phương trồng. Hiện đã có trên 70ha măng tây được trồng ở một số tỉnh phía Bắc và phía Nam. Riêng tại Nghệ An, cây măng tây đã có mặt tại 8 huyện. Người dân và lãnh đạo các địa phương đang muốn phát triển, nhân rộng loại cây này vì giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Ông Hoàng cho biết: “Ngoài việc cung ứng giống cây, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây, chúng tôi cam kết sẽ bao tiêu sản phẩm lâu dài cho người trồng”. Măng tây là loại thực vật một lá mầm, thuộc bộ loa kèn, có thân rễ sống dai, được trồng phổ biến tại các nước Âu, Mỹ. Theo các tài liệu khoa học, măng tây là loại rau có vị ngọt, mềm, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Ngoài làm thực phẩm chế biến trong các bữa ăn, măng tây còn được xem như là một loại dược liệu giúp lợi tiểu, giảm stress, bảo vệ tim và ngăn ngừa suy tĩnh mạch, tốt cho phụ nữ mang thai...

Có thể bạn quan tâm

Trồng Nhãn Xuồng Cơm Vàng Phát Triển Chất Lượng Theo Tiêu Chuẩn GAP Trồng Nhãn Xuồng Cơm Vàng Phát Triển Chất Lượng Theo Tiêu Chuẩn GAP

Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng trồng nhãn xuồng lâu đời, nông dân có nhiều kinh nghiệm, nhưng việc áp dụng kỹ thuật mới, xây dựng thương hiệu gắn liền với các tiêu chuẩn sản xuất an toàn chưa được thực hiện đồng bộ. Vì vậy, sức cạnh tranh của nhãn xuồng cơm vàng chưa cao và phần lớn sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa.

05/06/2014
Người Trồng Dưa Thấp Thỏm Người Trồng Dưa Thấp Thỏm

Bởi Bình Nghi là địa phương đầu tiên của Bình Định du nhập cây dưa hấu từ Khánh Hòa về SX trên đồng đất quê nhà, sau đó hàng ngàn người dân ở đây rủ nhau đi khắp nơi thuê đất để trồng dưa hấu. Khoảng gần 20 năm nay, cây dưa hấu trở thành nguồn sống chính của người dân ở đây.

05/06/2014
Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Hà Nội Nhiều Khó Khăn Cần Tháo Gỡ Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Hà Nội Nhiều Khó Khăn Cần Tháo Gỡ

Mặc dù có lợi thế về diện tích mặt nước và thị trường tiêu thụ nhưng hiện nay, hiệu quả nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn Hà Nội vẫn tương đối thấp do chất lượng nguồn nước suy giảm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, hạ tầng thiếu và yếu...

06/06/2014
Lựa Chọn Giống Bò Sữa Lựa Chọn Giống Bò Sữa

Sóc Trăng là tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển và trong tương lai mô hình này vẫn tiếp tục được đầu tư thông qua dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020. Tuy nhiên để nuôi bò hiệu quả cần nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về con giống.

06/06/2014
Cù Lao Dung (Sóc Trăng) Sơ Kết Tình Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Cù Lao Dung (Sóc Trăng) Sơ Kết Tình Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014

Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2014. Đến dự có đồng chí Lê Văn Hiểu - Bí thư Huyện ủy; đồng chí Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện, cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể huyện tham dự.

06/06/2014