Dân Quảng Nam vẫn không sợ dưa hấu?

Hiện thương lái thu mua dưa hấu loại trên 2kg là 3.500đ/kg, tính ra tổng thu một sào dưa hơn 3 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư hết 2 triệu đồng/sào, người dân vẫn có lãi khoảng 1 triệu đồng/sào. Đó là lý do tại sao dân Phù Ninh (Quảng Nam) không sợ dưa hấu.
Ông Trần Ngọc Bằng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phú Ninh, Quảng Nam cho biết: Vụ ĐX 2014-2015, trên địa bàn huyện sản xuất khoảng 438 ha dưa hấu, tập trung ở các xã Tam Phước, Tam Thành, Tam Lộc và thị trấn Phú Thịnh.
Vụ này năng suất đạt 28 tấn/ha, so với năm trước giảm khoảng 7 tấn/ha. Theo ông Bằng, vụ dưa hấu năm trước thương lái thu mua với giá 7-8.000đ/kg thì thời điểm này chỉ mua với giá 3-3.500đ/kg. Với mức giá này, người trồng dưa vẫn có lãi.
“Nếu không ảnh hưởng từ đợt mưa bất thường hồi tháng 3 và thiếu nước tưới thì năng suất vẫn giữ nguyên như năm trước. Bởi giai đoạn dưa ra quả thì gặp đợt mưa lớn, hơn 300ha trên địa bàn huyện ngập úng.
Ngoài ra, trong vụ dưa cũng là thời điểm nâng cấp sửa chữa kênh Phú Ninh, nên một số diện tích thiếu nước tưới, do đó năng suất sụt giảm mạnh”, ông Bằng lý giải.
Cùng với nhân công trong gia đình và thuê 5 người thu hoạch 3,5 sào dưa hấu tại cánh đồng Nà Mèo, lão nông Nguyễn Xuân Hiền (trú khối phố Tam Cẩm, thị trấn Phú Thịnh) cho hay: Vụ dưa này không mấy thuận lợi, đợt mưa lụt bất thường khiến dưa hư hỏng nhiều. Tiếp đó gặp nắng hạn, thiếu nước tưới, nên năng suất giảm.
“Bình thường 1 sào dưa hấu cho năng suất 1,5-2 tấn, nhưng vụ này chỉ đạt khoảng 8 tạ loại trên 2 kg và khoảng 2 tạ/sào loại dưa dưới 2 kg. Với giá bán dưa loại 1 giá 3.5000đ/kg, thu về 2,8 triệu đồng, cộng với dưa loại 2 bán với giá 1.500đ/kg.
Tổng thu mỗi sào được khoảng 3 triệu đồng, trong khi chi phí đầu tư giống, phân bón, thuốc BVTV… hết khoảng 2 triệu đồng, thì có lãi 1 triệu đồng/sào”, ông Hiền hạch toán.
Ông Huỳnh Văn Thống (trú tại thôn 9, xã Tam Thành) cho biết: Gia đình ông trồng 5 sào dưa hấu nhưng chỉ thu về được khoảng 5 tấn dưa. Như vụ trước, cùng với diện tích này, ông thu hơn 7 tấn dưa, với giá bán 7-8.000đ/kg, thu về gần 50 triệu đồng, trừ chi phí thu lãi khoảng 35 triệu đồng.
Thế nhưng vụ này, 5 sào dưa đạt năng suất hơn 4 tấn loại trên 2kg, với giá bán 3.5000đ/kg, cộng với 1 tấn dưa loại dưới 2kg, với giá bán 1.500đ/kg, thu 15 triệu đồng. “Trừ chi phí đầu tư hết 10 triệu đồng, tôi chỉ có lãi khoảng 5 triệu đồng. So với vụ trước thì mất một số tiền quá lớn”, ông Thống ngậm ngùi.
Hiện 438 ha dưa hấu tại huyện Phú Ninh, bà con thu hoạch hơn 50% diện tích, hầu hết số dưa loại 1 được các thương lái thu mua, sau đó đưa đi tiêu thụ các tỉnh thành trong nước, còn loại 2 được thương lái thu mua và bán lẻ tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày này, tại xã Quang Thuận (Bạch Thông - Bắc Kạn) nhiều tư thương đã cho cả xe tải từ các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội đến các hộ dân để thu mua quýt. Không khí mua bán chưa nhộn nhịp do mới bắt đầu vào vụ thu hoạch, nhưng các hộ dân khá vui vì giá thu mua tương đối cao.

5 năm trở lại đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả canh tác, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã xây dựng được một số vùng chuyên canh cây ăn quả, lúa hàng hóa, chăn nuôi... Nhờ đó, thu nhập của người nông dân được nâng lên từng ngày.

Trong hai tháng qua, các hộ gia đình chăn nuôi dê tại thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải mất ăn, mất ngủ bởi đàn dê của họ bỗng nhiên xuất hiện một "bệnh lạ", bệnh từ từ lây truyền từ con này sang con khác. Tính đến thời điểm này đã có 196 con dê của 12 hộ gia đình trong thôn đã bị mắc bệnh này, trong đó có 12 con đã bị chết.

Giữa tháng 5, ngư dân Quảng Điền không cầm được nước mắt khi phải đối mặt với tình cảnh tôm nuôi lại chết. Đến xã Quảng Phước, nơi có hồ tôm nuôi vừa bị chết do bệnh đốm trắng và môi trường,tận mắt chứng kiến, chúng tôi mới thấy được cảnh người dân thẫn thờ, mất ăn, mất ngủ khi cả vốn lẫn công đều ra đi.

Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cám... tùy theo năng suất, chất lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.