Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dân Phá Rẫy Trồng Bo Bo Để Bán Hạt Sang Trung Quốc

Dân Phá Rẫy Trồng Bo Bo Để Bán Hạt Sang Trung Quốc
Ngày đăng: 28/07/2014

Thương lái tìm đến các huyện miền núi của Nghệ An mua hạt bo bo để bán qua Trung Quốc. Với giá từ 30.000 – 40.000 đồng/kg hạt khô nên một số nơi tự phát phá rẫy trồng cây này.

Xã Huồi Tụ, Mường Lống là xã vùng sâu, vùng xa của huyện miền núi Kỳ Sơn. Ngoài chăn nuôi, trồng trọt các cây lương thực như lúa, ngô, thời gian gần đây người dân các xã vùng cao này còn trồng thêm cây bo bo. Theo ông Dềnh Bá Lồng – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Huồi Tụ, cây bo bo cho thu nhập cao mà lại không tốn công chăm sóc, chi phí phòng trừ sâu bệnh.

Ngoài diện tích mọc tự nhiên trong các cánh rừng thì người dân trong xã đã trồng thêm được 30-40 ha. “Mấy năm nay đến mùa thu hoạch là thương lái tìm đến tận nhà thu mua chứ không phải vận chuyển vất vả đi đâu cả. Giá hạt bo bo cao, trồng và chăm sóc lại dễ nên đồng bào người Mông, Khơ Mú rất thích”, ông Lồng cho biết thêm.

Cây bo bo không chỉ có mặt ở huyện Kỳ Sơn mà còn mọc và trồng rất nhiều ở các huyện miền núi Nghệ An như Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong… Do thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu miền núi nên loài cây này phát triển rất nhanh, diện tích tăng lên hàng năm.

Ông Lưu Đức Cường- Phó Chủ tịch UBND xã Tây Sơn cho biết: Trong năm 2013 tổng diện tích cây bo bo tại xã Tây Sơn là 77,36 ha, tổng sản lượng thu được là gần 38 tấn, khoảng 950 triệu đồng.

Cứ vào hai tháng 7- 8 dương lịch, thương lái từ thị trấn Mường Xén lại tìm đến các xã Huồi Tụ, Mường Lống, Na Loi, Đoọc Mạy, Keng Đu, Tây Sơn, Bảo Nam… của huyện Kỳ Sơn để tìm mua hạt bo bo. Chị Nguyễn Thị Huyền, chủ một đại lý thu mua hạt bo bo ở thị trấn Mường Xén cho biết: Trung bình mỗi năm chị thu mua khoảng 50 đến 70 tấn hạt bo bo. Sau khi thu mua đủ chuyến hàng, chị nhập cho các thương lái Trung Quốc.

Tuy nhiên khi được hỏi thương lái Trung Quốc thu mua hạt cây này để làm gì thì chị cười cho hay: “Tôi cũng chỉ nghe nói người ta dùng hạt này làm thuốc chữa bệnh hay chế biến làm gia vị gì đó chứ cũng không tường tận lắm”.


Có thể bạn quan tâm

90% Diện Tích Lúa Được Thu Hoạch Bằng Máy 90% Diện Tích Lúa Được Thu Hoạch Bằng Máy

Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần tăng diện tích trồng lúa hàng năm của An Giang trên 600.000 héc-ta, đạt sản lượng gần 4 triệu tấn.

20/11/2013
Sản Xuất Rau An Toàn Vẫn Chưa Hết Khó Sản Xuất Rau An Toàn Vẫn Chưa Hết Khó

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, thế nhưng tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá, đã ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường. Sản xuất và cung ứng rau an toàn đang là câu chuyện được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Thế nhưng sản xuất rau an toàn vẫn gặp khó...

20/11/2013
Thủy Sản Ven Bờ Cạn Kiệt Vì Giã Cào Thủy Sản Ven Bờ Cạn Kiệt Vì Giã Cào

Thời gian gần đây, vùng biển ven bờ thuộc vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) có hàng chục chiếc tàu cá làm nghề giã cào thường xuyên hoạt động đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó, các tàu cá này chủ yếu đánh bắt bằng xung điện làm môi trường biển bị hủy hoại, nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt khiến ngư dân trong vùng bức xúc.

20/11/2013
Nuôi Cá Chình Bông Bằng Bể Xi Măng Nuôi Cá Chình Bông Bằng Bể Xi Măng

Để đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tuy An (Phú Yên) đã chủ trì thực hiện dự án Nhân rộng mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm bằng ao xi măng ngoài trời do kỹ sư Ngô Thị Mỹ Hạnh, cán bộ quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản xã An Ninh Tây (Tuy An) làm chủ nhiệm.

20/11/2013
Thu Hoạch Được Hơn 30 Ha Cá Bổi Thu Hoạch Được Hơn 30 Ha Cá Bổi

Đến nay, những hộ làm nghề nuôi cá bổi ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã thu hoạch được hơn 30 ha, năng suất bình quân 20 tấn/ha.

20/11/2013