Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dân Ồ Ạt Phá Rừng Trồng Chuối

Dân Ồ Ạt Phá Rừng Trồng Chuối
Ngày đăng: 24/05/2012

Vài năm gần đây, cây chuối ngự được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” của người dân ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang). Thấy nguồn lợi từ cây chuối, nhiều người đã vô tư phá rừng để trồng chuối.

Rừng xanh ngã, chuối mọc lên

Cây chuối ngự được trồng trên đất Yên Sơn (Tuyên Quang) khoảng chục năm gần đây, tập trung chủ yếu ở các xã Xuân Vân, Tân Hồng, Kiến Thiết… Lúc đầu, chỉ có vài hộ trồng trên đất vườn, đồi của gia đình.

Thấy cây chuối phát triển tốt, đầu ra ổn định, người dân dần dần nhân rộng trồng chuối ra khắp huyện Yên Sơn và các huyện lân cận. Chỉ tính riêng Yên Sơn, hiện có hàng nghìn hécta chuối, chuối được trồng ở vườn, đồi, “leo” lên cả những núi cao, khe suối. Nhiều người đã thoát nghèo, giàu lên từ cây chuối. Cũng từ đó, “nạn” phá rừng trồng chuối đã diễn ra ngày càng phổ biến.

Nhiều diện tích rừng phòng hộ đang phải nhường chỗ cho cây chuối.

Cách đây 2 năm, tại xã Xuân Vân, rừng phòng hộ và tự nhiên bạt ngàn, vẫn còn những cây gỗ 1 – 2 người ôm, nhưng nay những cánh rừng ấy đã bị thay thế bằng rừng chuối. Tuy nhiên, đất trồng chuối rất nhanh bạc màu, sau vài năm đất cằn cỗi, họ lại bỏ rẫy và sang cánh rừng khác để phát cây trồng tiếp. Chính vì vậy, không chỉ ở xã Xuân Vân mà ở hầu khắp huyện Yên Sơn, chỗ thì bạt ngàn màu xanh của chuối, nơi thì khô khốc những quả đồi trọc.

Xã Xuân Vân có gần 200ha chuối, mỗi ngày cung cấp ra thị trường khoảng chục tấn chuối quả. Chị Nguyễn Thị Nga - công nhân Công ty Lâm nghiệp Tuyên Bình cho hay: “Gia đình tôi nhận với lâm trường 30ha rừng, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.

Mấy năm gần đây, khi cây chuối phát triển, một số hộ dân đã cố tình lấn phát rừng của gia đình tôi quản lý để trồng chuối, sắn. Không chỉ có đất rừng lâm trường bị người dân lấn chiếm, mà nhiều diện tích rừng phòng hộ cũng bị họ đốn hạ để trồng chuối”.

Tại xã Kiến Thiết, nạn phá rừng trồng chuối đang diễn ra ồ ạt. Từ năm 2011 đến nay, cả xã đã có gần 100ha chuối trồng mới, trong đó có già nửa là diện tích được phát lấn từ rừng tự nhiên và rừng phòng hộ. Những rừng chuối đang dần ăn sâu, gặm nhấm các cánh rừng phòng hộ.

Sẽ quy hoạch vùng trồng chuối riêng

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề trên, ông Trần Văn Dũng – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Yên Sơn sau một hồi vòng vo đã xác nhận là trên địa bàn có xảy ra tình trạng người dân lấn đất rừng tự nhiên, rừng phòng hộ để trồng chuối. “Nhưng chủ yếu là đất rừng dưới chân, khu vực ven các khe, suối có độ cao thấp. Vả lại cây chuối có khả năng giữ nước tốt nên không ảnh hưởng nhiều đến rừng” – ông Dũng nói.

Nhưng khi chúng tôi dẫn chứng về vòng đời của cây chuối ngắn và thực tế ở một số nơi khi cây chuối cỗi, đất bạc màu, người dân bỏ không trồng tiếp đã để lại những quả đồi trọc như ở xã Xuân Vân, Trung Trực, Tân Tiến… thì ông Dũng lại bảo:

“Cây chuối không có khả năng phát triển thành rừng như các cây lâm nghiệp khác, nhưng do ở đây có hơn 100 hộ là đồng bào dân tộc Mông, cuộc sống của họ gắn với việc phát nương làm rẫy, nên rất khó để ngăn chặn tình trạng này. Chúng tôi cũng đang kiến nghị với UBND huyện để quy hoạch vùng trồng chuối cho từng thôn, xã, nhưng đây mới đang là kế hoạch”.

Có thể bạn quan tâm

Ứng Dụng Kỹ Thuật, Công Nghệ Mới Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ứng Dụng Kỹ Thuật, Công Nghệ Mới Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Với khả năng chống chịu bệnh cao, kỹ thuật nuôi đơn giản, thời gian nuôi ngắn, lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm qua, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Nam Định liên tục tăng, hiện đạt 486ha ở ba huyện ven biển Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Nhiều hộ nuôi đạt năng suất 10 tấn/ha, có hộ đạt 14 - 15 tấn/ha, cho thu lãi từ 350 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha.

10/08/2013
Cán Bộ Thú Y Cơ Sở Giữ Cơ Nghiệp Cho Nhà Nông Cán Bộ Thú Y Cơ Sở Giữ Cơ Nghiệp Cho Nhà Nông

Đối với nhiều nông dân ở Bắc Giang, hình ảnh những cán bộ thú y cơ sở ngày ngày đi khắp các thôn, xóm chăm sóc, điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm đã trở nên quen thuộc. Công việc tuy vất vả nhưng với lòng yêu nghề, họ đã góp phần không nhỏ bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi.

10/08/2013
Xây Dựng Mô Hình Trồng Mây Nếp, Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Đất Ở Cam Thủy Xây Dựng Mô Hình Trồng Mây Nếp, Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Đất Ở Cam Thủy

Xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) là địa phương thuộc vùng trung du có diện tích tự nhiên 2.069 ha. Hiện nay, đất đai được người dân sử dụng trồng rừng kinh tế và trồng cây cao su rất lớn, với diện tích 1.073 ha (trong đó diện tích rừng trồng là 650 ha, diện tích trồng cây cao su là 423 ha), chiếm 51,86% diện tích tự nhiên của địa phương.

10/08/2013
Thanh Long Bình Thuận Hướng Tới VietGAP Hóa Diện Tích Hiện Có Thanh Long Bình Thuận Hướng Tới VietGAP Hóa Diện Tích Hiện Có

Thanh long hiện được xác định là sản phẩm lợi thế của Bình Thuận, đồng thời còn dẫn đầu danh sách trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên để khai thác hiệu quả và phát triển bền vững, địa phương cùng ngành chức năng cần nghiên cứu tìm kiếm những giải pháp thật căn cơ. Và một trong nhóm giải pháp mà Sở Công thương tính đến có đề cập hướng VietGAP hóa diện tích thanh long hiện có…

10/08/2013
Cần Thơ Đầu Tư Trên 4.500 Tỷ Đồng Phát Triển Thủy Sản Đến Năm 2020 Cần Thơ Đầu Tư Trên 4.500 Tỷ Đồng Phát Triển Thủy Sản Đến Năm 2020

Thành phố Cần Thơ đang triển khai dự án đầu tư trên 4.500 tỷ đồng (90% huy động ngoài ngân sách) thực hiện chương trình phát triển thủy sản đến năm 2020, đưa thủy sản trở thành ngành chủ lực trong kinh tế nông nghiệp.

12/08/2013