Dân Nuôi Tôm Kêu Không Lãi

Hiện nay, ở vùng bán đảo Cà Mau dân nuôi tôm thẻ chân trắng gắng công chăm sóc, thoát được dịch bệnh nhưng thu hoạch bán không có lãi, vì tôm rớt giá.
Tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu thương lái thu mua tôm loại 100 con/kg giá 75.000-78.000 đồng/kg, so với cùng kỳ năm 2013 giá 130.000-150.000 đồng/kg, giảm gần 50%. Tôm loại 70 con/kg giá 90.000 đồng/kg; loại 50 con/kg giá 120.000 đồng/kg.
Một số hộ nuôi tôm tiếp nhận thông tin thị trường qua báo đài cho biết các nước trong khu vực nuôi tôm thẻ giảm bớt dịch bệnh. Song thị trường tiêu thụ chậm nên giá tôm thẻ hiện ở mức thấp. So sánh tại Thái Lan theo tỷ giá hiện thời giá tôm thẻ loại 80 con/kg khoảng 126.000 đồng/kg.
Trong khi đó ở vùng nuôi tôm huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), hồi những tháng đầu năm một số hộ dân có điều kiện vốn bỏ mía đào ao nuôi tôm thẻ, đến nay có diện tích thu hoạch trên 500 ha, diện tích bị thiệt hại thấp khoảng 7%. Song do chi phí con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản đều tăng cao, nếu thu hoạch tôm vào thời điểm này chỉ có 30% hộ nuôi giỏi đạt năng suất cao mới có lãi, còn 70% từ hòa vốn đến lỗ.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, huyện Yên Định đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân trồng rau an toàn, như: Hỗ trợ đất đai, chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân, quy hoạch thành vùng sản xuất chuyên canh...

7 tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản của thị xã đạt 11.566 tấn, bằng 61,5% so với kế hoạch, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài việc bảo đảm về sản lượng khai thác, nhiều tàu cá với trang thiết bị ngày càng hiện đại đã khai thác được nhiều sản phẩm có giá trị cao như cá ngàng, cá ngừ...

Một trong những mục tiêu của Đề án “tái cơ cấu ngành thủy lợi” là phát triển một nền nông nghiệp chủ động tưới, tiêu theo hướng hiện đại: Đẩy mạnh trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực như càphê, hồ tiêu, chè, cây điều, cây mía, cây ăn quả, rau, hoa…

Trước tình trạng sản xuất manh mún, cung vượt cầu của sản phẩm cá tra và sự thiếu liên kết giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp, sự ra đời của Nghị định 36/2014/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ góp phần chuẩn hóa ngành nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra từ đầu vào đến đầu ra, mở hướng đi mới, phát tiển bền vững cho toàn ngành.

Những giọt nước mắt xót của, những khuôn mặt ngẩn ngơ, những tiếng thở dài ngao ngán… ấy là những gì chúng tôi thấy khi tiếp xúc với người nuôi ngao ở xã Đông Minh, Tiền Hải (Thái Bình).