Dân Nuôi Tôm Kêu Không Lãi

Hiện nay, ở vùng bán đảo Cà Mau dân nuôi tôm thẻ chân trắng gắng công chăm sóc, thoát được dịch bệnh nhưng thu hoạch bán không có lãi, vì tôm rớt giá.
Tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu thương lái thu mua tôm loại 100 con/kg giá 75.000-78.000 đồng/kg, so với cùng kỳ năm 2013 giá 130.000-150.000 đồng/kg, giảm gần 50%. Tôm loại 70 con/kg giá 90.000 đồng/kg; loại 50 con/kg giá 120.000 đồng/kg.
Một số hộ nuôi tôm tiếp nhận thông tin thị trường qua báo đài cho biết các nước trong khu vực nuôi tôm thẻ giảm bớt dịch bệnh. Song thị trường tiêu thụ chậm nên giá tôm thẻ hiện ở mức thấp. So sánh tại Thái Lan theo tỷ giá hiện thời giá tôm thẻ loại 80 con/kg khoảng 126.000 đồng/kg.
Trong khi đó ở vùng nuôi tôm huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), hồi những tháng đầu năm một số hộ dân có điều kiện vốn bỏ mía đào ao nuôi tôm thẻ, đến nay có diện tích thu hoạch trên 500 ha, diện tích bị thiệt hại thấp khoảng 7%. Song do chi phí con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản đều tăng cao, nếu thu hoạch tôm vào thời điểm này chỉ có 30% hộ nuôi giỏi đạt năng suất cao mới có lãi, còn 70% từ hòa vốn đến lỗ.
Có thể bạn quan tâm

Suốt từ đầu năm đến nay, trong khi kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản nói chung liên tục sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là một số mặt hàng nông sản XK chủ lực như chè, cà phê, cao su… thì mặt hàng điều lại “lội ngược dòng” khi tăng trưởng khá khả quan.

Ngày 2/10 các quan chức nông nghiệp của Ba Lan và Việt Nam đã ký một hiệp định cho phép xuất khẩu táo Ba Lan vào thị trường của Việt Nam.

Đoàn doanh nghiệp TP HCM đã tổ chức chuyến khảo sát thị trường Nga để tìm đường xuất khẩu hàng sang thị trường tiềm năng này

Trong nuôi thủy sản hiện nay, bệnh cong thân và đục cơ trên tôm nuôi (đặc biệt là tôm thẻ chân trắng) thường xảy ra, nhiều nhất ở những ao có độ mặn thấp và nuôi với mật độ dày.

Nghề rùng cá là nghề truyền thống của ngư dân các xã ven biển của tỉnh Nam Định. Trải qua bao thăng trầm, đến nay nghề rùng cá vẫn được gìn giữ bởi nhiều thế hệ ngư dân, vừa tạo thêm thu nhập, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa trong đời sống lao động sản xuất của người dân nơi đây.