Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dân Mường La giữ rừng để làm giàu

Dân Mường La giữ rừng để làm giàu
Ngày đăng: 13/11/2015

Nhưng đây cũng là địa bàn giáp ranh với các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái và huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu, nên lâm tặc thường lợi dụng để khai thác lâm sản.

Gắn truy quét với tuyên truyền

Ông Bùi Mạnh Cường - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mường La, cho biết: Nhiều năm qua, các hoạt động khai thác lâm sản lẻ tẻ vẫn xảy ra và thường là khi chúng tôi truy quét thì chỉ thu được hàng vô chủ vì lâm tặc chạy trốn hết sang các địa bàn khác.

Nhưng Chi cục Kiểm lâm Sơn La và Hạt Kiểm lâm huyện đã xác định: Phải bám chắc địa bàn, gắn việc truy quét với tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, chung sức bảo vệ và phát triển vốn rừng.

Với những dối tượng cố tình vi phạm, chúng tôi tổ chức điều tra và đưa ra pháp luật xử lý.

Vừa qua, chúng tôi đã khởi tố 2 bị can là Giàng a Lồng và Giàng A Vảng đều ở thôn Bản Công, xã Bản Công của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

Tòa án đã tuyên phạt 2 bị cáo này từ 6 đến 9 tháng tù giam

Nông dân bản Nà Tâu thực hiện đốt nương đúng giờ quy định và có người theo dõi ngọn lửa để phòng, chống cháy rừng.

Đến xã Ngọc Chiến, nơi giáp ranh với 2 huyện Trạm Tấu và Than Uyên của 2 tỉnh bạn, thấy những cánh rừng khoanh nuôi bảo vệ phát triển xanh tốt bên những cánh rừng mới trồng.

Anh Lò Văn Tán - cán bộ văn phòng UBND xã bảo: Xã có 33 bản với hơn 10.000 nhân khẩu thuộc nhiều dân tộc anh em.

Các bản tuy cách xa nhau, đi lại rất khó khăn nhưng không vì thế mà công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng bị sao nhãng.

Hàng tháng, cán bộ kiểm lâm vẫn phối hợp với cán bộ xã đến từng bản, từng cánh rừng để kiểm tra, giám sát và tuyên truyền.

Khi cán bộ bám sát dân, nói và làm cho dân hiểu thì người dân cũng tăng thêm niềm tin vào cán bộ và sẽ làm theo cái hay, cái tốt.

Nông dân hưởng ứng

"Cũng nhờ bảo vệ rừng tốt nên chúng tôi có đủ điều kiện để chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hơn 76.500ha rừng của 3.671 chủ rừng trong huyện”. Ông Bùi Mạnh Cường

Anh Quàng Văn Xứng - công an viên bản Nà Tâu, xã Ngọc Chiến, chỉ tay lên những cánh rừng xanh ngắt quanh bản, bảo: Dân bản Nà Tấu cũng như nhiều bản khác ở Ngọc Chiến này rất khan hiếm đất sản xuất, nhưng mấy năm nay chẳng ai phá rừng làm nương nữa đâu.

Đất ít thì chúng tôi đi làm thuê, làm mướn ở nơi khác vì ai cũng hiểu rằng nếu không có rừng thì người nông dân khó mà sống được.

Đến bản Nà Dìa, gặp anh Lò Văn Khụt - Bí thư chi bộ bản đang cho cá ăn.

Anh bảo: Bà con nói thật đấy, bây giờ người dân không phá rừng bừa bãi nữa mà còn trồng thêm rừng bởi ai cũng biết rừng không chỉ mang lại cái gỗ, cái tre, con thú mà còn mang lại nguồn nước ăn, nước sản xuất.

Nhà tôi cũng trồng thêm hơn 1ha rừng cây sơn tra, vừa phủ xanh đất rừng, vừa lấy thu nhập lâu dài.

Nhiều hộ dân tự nguyện trồng rừng ngay trên đất nương của mình chứ không đợi phải nhắc nhở, phân chia như trước nữa.

Hạt trưởng Bùi Mạnh Cường cho biết thêm: Đúng là người dân trong vùng bây giờ không chỉ tích cực phối hợp với kiểm lâm bảo vệ rừng mà còn trồng được nhiều diện tích rừng.

Đầu năm đến nay, toàn huyện đã trồng mới 178ha rừng với 2 loại cây chủ yếu là sơn tra (táo mèo) và lát hoa.


Có thể bạn quan tâm

Trang Trại Bạc Tỷ Trên Đất Trũng Ở Hà Nội Trang Trại Bạc Tỷ Trên Đất Trũng Ở Hà Nội

“Trong thời gian làm đại lý bán thức ăn gia súc, tiếp xúc với nhiều ND sở hữu những trang trại có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm tôi đâm ra ham. Tôi quyết định nhượng cửa hàng lại cho con trai cả làm chủ và đấu thầu 1,6ha đất của xã để làm nông nghiệp”- ông Cải nhớ lại.

11/09/2014
Bỏ Nghề Đầu Bếp, 8X Quyết Chí Bỏ Nghề Đầu Bếp, 8X Quyết Chí "Buôn"... Vịt Trời

Tại trong một lần xem chương trình “Sinh ra từ làng” của kênh VTV6 - Đài truyền hình Việt Nam, thấy trang trại nuôi vịt trời của người nông dân Tô Quang Dần trên hồ Cấm Sơn (Bắc Giang) hay hay, Huy tìm đến thăm mô hình nuôi vịt trời tại Công ty Cổ phần dịch vụ thương mại Thống Nhất tại P. Bắc Sơn, TX Sầm Sơn (Thanh Hóa) để tham khảo.

11/09/2014
Giỏi Kỹ Thuật, Nuôi Vịt Thắng Lớn Giỏi Kỹ Thuật, Nuôi Vịt Thắng Lớn

Ông Thành bảo: “Ở vùng đất “chiêm khê, mùa thối” này, không mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi mà cứ trông vào cây lúa, củ khoai thì khó mà thoát nghèo được”. Ông kể về quá trình gian nan làm kinh tế của mình: Năm 1983, sau khi xuất ngũ trở về, ông lập gia đình.

11/09/2014
“Hiểu” Ong Để Nuôi Tốt, Lãi Cao “Hiểu” Ong Để Nuôi Tốt, Lãi Cao

Năm 1982, ông Thục từ chiến trường miền Nam trở về quê hương với thương tật ¼. Về quê, ông cùng với vợ con chăm chỉ làm ăn nhưng đói nghèo cứ bủa vây lấy gia đình ông. Năm 1988, ông “bén duyên” với nghề nuôi ong. Lúc đầu, ông nuôi thử 5 đàn ong.

11/09/2014
Từ Tham Vọng Bò Siêu Thịt Của Tư Đắc Đến Rượu Vang Ba Mọi Từ Tham Vọng Bò Siêu Thịt Của Tư Đắc Đến Rượu Vang Ba Mọi

Nhìn ông Tư Đắc khó ai biết được ông đã ở vào cái tuổi 70. Những bước chân thoăn thoắt bám theo đàn bò trên vùng đất gập gềnh sỏi đá của ông khiến chúng tôi đeo theo muốn bở hơi tai. 20 năm trước, ông Tư Đắc cùng hai người bạn từ phố thị Phan Rang rủ nhau lên đây thuê 120ha đất khai hoang.

11/09/2014