Dân Làm Muối Thu Nhập Chỉ 16.000 Đồng/ngày

Giá muối bấp bênh trong khi đất đai sản xuất thu hẹp, thời tiết ngày càng khắc nghiệt khiến nhiều diêm dân không còn mặn mà với nghề truyền thống.
Gắn bó với nghề làm muối mấy chục năm nay, chưa bao giờ ông Sanh (Hậu Lộc, Thanh Hóa) thấy nản như bây giờ. 1.200 m2 ruộng muối được phân cho 7 nhân khẩu của gia đình không phải là ít thế nhưng, tiền thu được cả năm từ diện tích này chưa tới 12 triệu.
Cả nhà giờ chỉ còn hai vợ chồng làm muối, mỗi người chỉ kiếm trung bình 16.000 đồng/ngày. Mức thu nhập thấp suốt bao năm nay không đủ để bù cho mức tăng giá chi tiêu mỗi năm.
Diêm dân không mặn mà với muối.
Giá muối hiện chỉ khoảng 1.700/kg, tiếp tục đà giảm từ năm ngoái. Không chỉ vậy, số ngày nắng từ đầu năm đến nay cũng ít hơn so với cùng thời điểm năm trước khiến tổng sản lượng giảm gần 700 tấn. Khó khăn chồng chất cũng là lý do, mà theo chủ nhiệm hợp tác xã muối Tam Hòa, ngày càng có nhiều diêm dân trong xã bỏ nghề đi làm thuê. Tính đến nay đã là gần 500 người.
Ông Đào Nguyên Hồng, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ sản xuất muối Tam Hòa, Hậu Lộc, Thanh Hóa cho biết: “Thu nhập thấp nên nhiều xã viên đã bỏ nghề muối đi tìm việc có thu nhập cao. Còn các hộ tiếp tục làm muối nhưng sản xuất không khép kín nên sản lượng sụt giảm so với các năm”.
Tận dụng diện tích từ những người bỏ nghề, những người còn trụ với ruộng muối như ông Sanh cũng cố nhận thêm diện tích để tăng sản lượng. Cơ cực hơn, bỏ thêm công để làm lãi, nhưng cũng chẳng biết xoay sở cách nào khác để tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù diện tích trồng sắn của tỉnh Đăk Lăk đã lên tới 28.000-32.000 ha/năm, với 4 nhà máy chế biến tinh bột sắn nhưng mới đây, UBND tỉnh này vẫn đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành cho phép xây dựng thêm 4 nhà máy nữa. Đây là động thái có thể làm gia tăng tình trạng mất rừng, tàn phá môi trường và nhiều hệ lụy khác.

Có thời điểm, diện tích mận ở Bắc Hà lên tới trên 2.000 ha và là nguồn thu nhập chính, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho bà con nông dân. Tuy nhiên, trải qua thời gian, nhiều diện tích mận bị thoái hóa, sản phẩm mận bị rớt giá khiến người nông dân không còn mặn mà phát triển cây mận.

Ông Phạm Quang Ân, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), cho biết: Tháng 1.2015, mô hình “Nuôi hàu thương phẩm” sẽ được triển khai nuôi tại khu sinh thái Cồn Chim - đầm Thị Nại. Hai đối tượng nuôi được chọn nuôi tại mô hình lần này là hàu muỗng và hàu Thái Bình Dương.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, chín tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 2,8 triệu tấn, tăng 140 nghìn tấn so cùng kỳ năm 2013, trong đó có một triệu tấn thu được từ khai thác và 1,8 triệu tấn do nuôi trồng, tổng giá trị 34.500 tỷ đồng.

Theo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Sở NN-PTNT), vụ cá Nam năm nay (từ tháng 4 đến tháng 9) tuy không phải là vụ khai thác chính trong năm nhưng được sự hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trong tỉnh Bình Định đã khai thác hải sản đạt sản lượng khá cao.