Dân Làm Muối Thu Nhập Chỉ 16.000 Đồng/ngày

Giá muối bấp bênh trong khi đất đai sản xuất thu hẹp, thời tiết ngày càng khắc nghiệt khiến nhiều diêm dân không còn mặn mà với nghề truyền thống.
Gắn bó với nghề làm muối mấy chục năm nay, chưa bao giờ ông Sanh (Hậu Lộc, Thanh Hóa) thấy nản như bây giờ. 1.200 m2 ruộng muối được phân cho 7 nhân khẩu của gia đình không phải là ít thế nhưng, tiền thu được cả năm từ diện tích này chưa tới 12 triệu.
Cả nhà giờ chỉ còn hai vợ chồng làm muối, mỗi người chỉ kiếm trung bình 16.000 đồng/ngày. Mức thu nhập thấp suốt bao năm nay không đủ để bù cho mức tăng giá chi tiêu mỗi năm.
Diêm dân không mặn mà với muối.
Giá muối hiện chỉ khoảng 1.700/kg, tiếp tục đà giảm từ năm ngoái. Không chỉ vậy, số ngày nắng từ đầu năm đến nay cũng ít hơn so với cùng thời điểm năm trước khiến tổng sản lượng giảm gần 700 tấn. Khó khăn chồng chất cũng là lý do, mà theo chủ nhiệm hợp tác xã muối Tam Hòa, ngày càng có nhiều diêm dân trong xã bỏ nghề đi làm thuê. Tính đến nay đã là gần 500 người.
Ông Đào Nguyên Hồng, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ sản xuất muối Tam Hòa, Hậu Lộc, Thanh Hóa cho biết: “Thu nhập thấp nên nhiều xã viên đã bỏ nghề muối đi tìm việc có thu nhập cao. Còn các hộ tiếp tục làm muối nhưng sản xuất không khép kín nên sản lượng sụt giảm so với các năm”.
Tận dụng diện tích từ những người bỏ nghề, những người còn trụ với ruộng muối như ông Sanh cũng cố nhận thêm diện tích để tăng sản lượng. Cơ cực hơn, bỏ thêm công để làm lãi, nhưng cũng chẳng biết xoay sở cách nào khác để tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Với sự giúp đỡ của Dự án Hỗ trợ chính sách Đầu tư và Thương mại châu Âu và được sự ủy quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắc Lắc, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đang xây dựng hồ sơ để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột tại Liên minh châu Âu (EU).

Báo cáo tại hội nghị cho biết: Tổng giá trị sản xuất toàn ngành trong năm 2014 là hơn 1.903 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch, so năm 2013 tăng hơn 310 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất thủy sản là hơn 1.724 tỷ đồng, đạt 114% so kế hoạch, tăng hơn 297 tỷ đồng so năm 2013.

Vào thời điểm này, nông dân các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên) đang thu hoạch sắn chạy lũ. Khác với tâm trạng vui mừng như các vụ sắn trước, năm nay ai cũng lắc đầu trước vụ sắn “đắng”.

Trò chuyện với chúng tôi sau cả ngày lao động mệt nhọc, ông Huyến cho hay cá cơm xuất hiện nhiều từ giữa tháng 7 âm lịch hằng năm, có khi kéo dài đến cận Tết hoặc ra Giêng. Nhiều nhất là khi gió nồm đông se sắt theo cái lạnh từ biển cả, có đàn lên tới cả tấn. "Những lúc may mắn gặp đàn cá lớn như vậy thì tha hồ mà hốt bạc" – ông Huyến chia sẻ.

Mới đây, UBND tỉnh đã xác định phương hướng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản đến năm 2020 sẽ đi vào chiều sâu, theo từng bước đi và quy mô phù hợp. Để từ đó tạo “đường băng” cho ngành cất cánh, làm ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng thông qua xuất khẩu, đáp ứng ngày càng đa dạng nhu cầu của thị trường trong lẫn ngoài nước…