Dân Làm Muối Thu Nhập Chỉ 16.000 Đồng/ngày

Giá muối bấp bênh trong khi đất đai sản xuất thu hẹp, thời tiết ngày càng khắc nghiệt khiến nhiều diêm dân không còn mặn mà với nghề truyền thống.
Gắn bó với nghề làm muối mấy chục năm nay, chưa bao giờ ông Sanh (Hậu Lộc, Thanh Hóa) thấy nản như bây giờ. 1.200 m2 ruộng muối được phân cho 7 nhân khẩu của gia đình không phải là ít thế nhưng, tiền thu được cả năm từ diện tích này chưa tới 12 triệu.
Cả nhà giờ chỉ còn hai vợ chồng làm muối, mỗi người chỉ kiếm trung bình 16.000 đồng/ngày. Mức thu nhập thấp suốt bao năm nay không đủ để bù cho mức tăng giá chi tiêu mỗi năm.
Diêm dân không mặn mà với muối.
Giá muối hiện chỉ khoảng 1.700/kg, tiếp tục đà giảm từ năm ngoái. Không chỉ vậy, số ngày nắng từ đầu năm đến nay cũng ít hơn so với cùng thời điểm năm trước khiến tổng sản lượng giảm gần 700 tấn. Khó khăn chồng chất cũng là lý do, mà theo chủ nhiệm hợp tác xã muối Tam Hòa, ngày càng có nhiều diêm dân trong xã bỏ nghề đi làm thuê. Tính đến nay đã là gần 500 người.
Ông Đào Nguyên Hồng, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ sản xuất muối Tam Hòa, Hậu Lộc, Thanh Hóa cho biết: “Thu nhập thấp nên nhiều xã viên đã bỏ nghề muối đi tìm việc có thu nhập cao. Còn các hộ tiếp tục làm muối nhưng sản xuất không khép kín nên sản lượng sụt giảm so với các năm”.
Tận dụng diện tích từ những người bỏ nghề, những người còn trụ với ruộng muối như ông Sanh cũng cố nhận thêm diện tích để tăng sản lượng. Cơ cực hơn, bỏ thêm công để làm lãi, nhưng cũng chẳng biết xoay sở cách nào khác để tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 6-6, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Bình Dương đã tổ chức Hội nghị tổng kết các chương trình, mô hình, dự án năm 2013 và định hướng giải pháp năm 2014. Chi cục BVTV Bình Dương đã triển khai thực hiện 21 mô hình và 9 dự án với tổng kinh phí thực hiện là trên 2,1 tỷ đồng.

Trước tình hình Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 14/5, tại cảng cá Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng, tàu dịch vụ hậu cần và đánh bắt xa bờ mang số hiệu ĐNa- 90611 đã được hạ thủy, lên đường khai thác ngư trường Hoàng Sa.

Đó là nơi sinh trưởng của hàng chục loại rau thơm cao cấp có nguồn gốc nước ngoài và là trang trại rau thơm lớn nhất Đà Lạt - nơi cung cấp hầu hết các chủng loại rau thơm gốc nước ngoài cho các nhà hàng, khách sạn, hệ thống siêu thị phục vụ khách cao cấp. Đó cũng là trang trại của bà Phạm Thị Thu Cúc với thương hiệu Rừng hoa Bạch Cúc.

Thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp, năm 2010, ông Nguyễn Công Tại, ở thôn An Quang Tây, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định), đã trồng 118 cây dừa xiêm trên diện tích 3.600 m2 đất vườn nhà.

Nhằm thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, góp phần xây dựng các tiêu chí nông thôn mới (NTM), UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt đề án giảm nghèo theo hình thức chăn nuôi gà thả vườn (dự án) cho 20 hộ khó khăn trên địa bàn xã Tân Lợi (Đồng Phú).