Dần Khẳng Định Thương Hiệu Đàn Bò

Ba Tri từ lâu đã nổi tiếng và đứng ngôi vị “đầu bảng” của tỉnh Bến Tre về chất lượng giống bò và sản lượng đàn bò. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện tăng trưởng theo từng năm.
Chất lượng khẳng định thương hiệu
Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của huyện, hiện địa phương có khoảng 70.000 con bò. Sản lượng bò trung bình mỗi năm đạt từ một ngàn con trở lên, với tổng giá trị lên đến hơn 10 tỷ đồng. Ông Nguyễn Thành Lâm - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri, cho biết: Trong thời gian qua, số lượng và chất lượng đàn bò không ngừng phát triển theo từng năm. Để khẳng định thương hiệu đàn bò, Phòng đã không ngừng tìm và lai tạo nhiều giống bò tốt, có hiệu quả kinh tế cao để triển khai đến các hộ chăn nuôi. Nếu như những năm trước đây, những con bò có trọng lượng từ 300kg-400kg/con thì ngày nay đã được dần thay bằng những con bò lai với giống ngoại và có trọng lượng cao hơn, sản lượng thịt nhiều hơn và chất lượng thịt tốt hơn. Hiện, giống bò lai được người dân địa phương nuôi nhiều là: lai Sind, lai Brahman, Red Angus của Mỹ hoặc Canada…
Tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện có khoảng 60 trang trại nuôi bò cái sinh sản và nhiều trang trại nuôi bò vỗ béo. Các xã có sản lượng bò cao nhất là: Phú Lễ, An Bình Tây, Mỹ Nhơn.
Ăn nên làm ra từ con bò
Phú Lễ là một trong những xã có sản lượng bò cao nhất huyện. Việc nuôi bò đã giúp người dân Phú Lễ ăn nên làm ra, thoát nghèo. Hàng năm, sản lượng bò xuất bán lên đến hàng ngàn con. Theo ông Hồ Văn Đắc - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Lễ, có 80% người dân địa phương tham gia chăn nuôi bò chủ yếu tập trung là: bò nái và bò vỗ béo, với giống bò mới nên có hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, một con bò giống 6 tuần tuổi có giá khoảng 25 triệu đồng; bò hơi có giá dao động từ 16-17 triệu đồng/tạ.
Bà Hồ Thị Rậm (ấp Phú Lợi) là một trong những người nuôi bò đạt hiệu quả của xã Phú Lễ. Bà Rậm bước vào nghề nuôi bò cách đây đã 10 năm, tích lũy nhiều kinh nghiệm. Hiện bà Rậm đang nuôi 11 con bò, trong đó có 6 con bò nái, 4 con bê và 1 con bò đực. Giống bò bà chọn nuôi hầu hết là bò lai Sind, lai Brahman, Red Angus của Mỹ. Bà Hồ Thị Rậm cho biết: Trong những năm gần đây, nhờ tiếp cận được nhiều giống bò lai chất lượng, nên giá trị đàn bò tăng từ 2 đến 3 lần so với trước. Lợi nhuận từ việc chăn nuôi bò đạt từ 30-50 triệu đồng/năm. Ban đầu, khi tiếp cận giống bò lai mới, gia đình bà cũng lo ngại, nhưng nhờ công tác tuyên truyền, tập huấn của địa phương nên đã mạnh dạn chuyển đổi bò nuôi và đạt hiệu quả kinh tế cao…
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, định hướng chuyển đổi giống bò tốt và sự mạnh dạn đầu tư, hưởng ứng của người dân địa phương dần đưa thương hiệu bò của Ba Tri vươn xa, giúp người dân cải thiện kinh tế và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế huyện nhà.
Có thể bạn quan tâm

Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà lạt được nâng cấp trên cơ sở trường Trung Cấp Du lịch Đà Lạt. Trường có chức năng đào tạo học sinh trình độ Cao Đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề du lịch và các trình độ thấp hơn với các nghiệp vụ: Quản lý khách sạn - Nhà hàng vừa và nhỏ; Nghiệp vụ lễ tân; Quản trị Lưu trú du lịch; Quản trị Nhà hàng; Kỹ thuật chế biến món ăn; Nghiệp vụ lữ hành hướng dẫn; Nghiệp vụ An ninh khách sạn...

Đầu tuần này, Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) bước đầu đã phê duyệt nhập khẩu 600.000 tấn gạo trong năm 2015 trong bối cảnh sản lượng lúa thấp và thiệt hại gây ra từ các cơn bão trong năm nay.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT), chia sẻ với NNVN, cho rằng, đây là “thời” của các DN đầu tư vào nông nghiệp, vì lợi thế cạnh tranh của ngành này đang lớn.

Theo đó, sẽ dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước, trừ 2 khu vực (thuộc Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Đắk Tô, tỉnh Kon Tum và Công ty TNHH một thành viên lâm công nghiệp Long Đại, tỉnh Quảng Bình) đã được phê duyệt phương án, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững quốc tế và việc khai thác thác tận dụng trên diện tích rừng sản xuất Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn; tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền các cấp trong công tác bảo vệ rừng; tăng cường và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm lâm theo quy định.

Trước đó, Agribank Quảng Ngãi đã tiến hành thẩm định dự án vay vốn đóng mới tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần nghề cá của Cty CP Thủy sản Lý Sơn. Đây là dự án đóng mới tàu vỏ thép đầu tiên tại tỉnh Quảng Ngãi được thực hiện theo Nghị định 67 của Chính phủ về cho vay phát triển thủy sản.