Dân Hà thành xếp hàng ủng hộ ổi Lệ Rơi

Theo anh Tuấn, chủ cửa gian hàng có trưng biển bày bán sản phẩm “ổi Lệ Rơi”, ổi này anh lấy trực tiếp ở vườn nhà “ca sĩ” Lệ Rơi tại Liêm Mạc (Thanh Hà, Hải Dương) chứ không phải nhập từ chợ hay các vùng khác để về đây trưng bày gắn mác ăn theo thương hiệu “Lệ Rơi”.
“Mỗi quả tầm 3-5 lạng, giá 25.000 đồng/kg. Ổi này ngon, ít ruột và hạt nên được khách hàng rất thích”, anh Tuấn quảng cáo. Anh cho biết, nhiều người thấy lạ, hiếu kỳ với thương hiệu “ổi Lệ Rơi” nên tạt vào xem.
Vì thế, mới mở cửa khoảng 2 tiếng, gian hàng của anh bán được gần tạ ổi.
“Nhiều lúc khách mua đông, lại yêu cầu gọt hộ luôn nên phải đứng chờ 15-20 phút đồng hồ mới đến lượt”, anh Tuấn nói.
Đứng chờ mua ổi Lệ Rơi, chị Quỳnh Chi ở Trần Quốc Hoàn (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, đi thăm quan các gian hàng trong hội chợ thấy gian hàng này có đông người nên chị tò mò ghé qua.
Đến nơi mới biết hóa ra mọi người đứng chờ mua ổi mang thương hiệu của chàng “ca sĩ mạng” Lệ Rơi nổi đình đám một thời.
“Tôi thấy mọi người mua khá đông, giá cả cũng phải chăng, ăn thử một miếng thấy ổi giòn, ngọt nên chờ mua mấy cân về ăn thử xem có khác ổi ngoài chợ không”, chị Quỳnh Chi chia sẻ.
Ổi Lệ Rơi được trưng bày và bán tại hội chợ tại Hà Nội với giá 25.000 đồng/kg.
Nhiều người hiếu kỳ với mặt hàng “ổi Lệ Rơi” nên đếm xem, mua ăn thử.
Mặt hàng này khá hút khách, nhiều lúc khách còn phải đứng chờ để tới lượt mua hàng.
Mới chỉ mở bán 2 tiếng đồng hồ mà gần 1 tạ ổi đã được bán ra.
Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần thủy sản Việt Úc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Tiền Giang và các sở, ban, ngành tỉnh đề nghị xem xét, cho phép thực hiện dự án nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Ông Nguyễn Văn Thuỷ, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) cho biết: Hai năm gần đây, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện đã tăng đáng kể. Đặc biệt, vừa qua huyện đã hoàn thành việc quy hoạch 2 vùng nuôi tôm tập trung gồm: Vùng nuôi tôm công nghiệp xã Tân Bình, diện tích 20ha và vùng nuôi tôm công nghiệp xã Tân Lập, diện tích 20ha.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), mỗi năm huyện Tuy An thả nuôi từ 600 đến 620ha tôm các loại. Trong số này có khoảng 3/4 diện tích nuôi tôm bằng hình thức hồ hở. Do khâu xử lý nguồn nước trong hồ nuôi khi tôm nuôi bị mắc bệnh gặp rất nhiều khó khăn và không thể kiểm soát được nguồn nước bẩn, ô nhiễm, nên mầm bệnh lây lan từ hồ này sang hồ khác diễn ra khá nhanh và lây lan trên diện rộng.

Nghề nuôi cá lồng là nghề chính của nhiều hộ dân và đem lại thu nhập ổn định từ 2 đến 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Bạc Liêu là một trong những vùng tôm nguyên liệu lớn của cả nước, tuy nhiên, lâu nay người nuôi tôm vẫn thờ ơ với việc xét nghiệm tôm giống. Phần lớn người nuôi giao phó hoàn toàn khâu xét nghiệm cho các doanh nghiệp ương tôm để rồi phải đối mặt với những vụ nuôi đầy rủi ro vì chất lượng con giống kém.