Đàn Gia Súc Và Gia Cầm Của Tỉnh Giảm Mạnh

Từ giữa tháng 02/2014, trong tỉnh Trà Vinh đã xảy ra dịch cúm gia cầm tại địa bàn 17 xã thuộc 04 huyện, thành phố: Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè và thành phố Trà Vinh, với tổng số 28.262 con gia cầm mắc bệnh.
Qua đó, các cơ quan hữu quan đã tiến hành tiêu hủy 18.431 con, số còn lại tự chết. Đồng thời, ngày 24/02/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 215/QĐ-UBND công bố dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, UBND tỉnh đã công bố hết dịch cúm gia cầm, vì không phát sinh sau 21 ngày kể từ ngày dập ổ dịch cúm cuối cùng (ngày 28/02/2014).
Tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ; triển khai đồng bộ công tác tiêm phòng cúm trên đàn gia cầm đang thực hiện quyết liệt, đến ngày 20/3/2014, toàn tỉnh đã tiêm phòng hơn 285 nghìn liều vaccin trên đàn gia súc; gần 3,5 triệu liều vaccin các loại trên đàn gia cầm...
Theo các cơ quan hữu quan, tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh đến thời điềm hiện nay giảm mạnh. Toàn tỉnh ước hiện có 1.322 con trâu, giảm 106 con so với cùng kỳ; 357.322 con heo, giảm 60.655 con (tương đương 14,5%) và hơn 04 triệu con gia cầm, giảm 1,6 triệu con (tương đương 28,1%), chỉ có đàn bò tăng, hiện có khoảng 131.198 con bò, tăng 1.133 con. Nguyên nhân giảm do chi phí đầu vào trong nuôi heo cao, tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Được biết, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng 05 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung với công suất 30-60 con/đêm/cơ sở. Trong quý I/2014, các cơ quan hữu quan đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh đối với 285 cơ sở mua bán thịt với số lượng 36.396 con heo, 1.544 con trâu, bò và 146.004 con gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 21.7, tại Phú Yên, Bộ NNPTNT tổ chức sơ kết thực hiện đề án “Thí điểm tổ chức chuỗi khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” 6 tháng qua.

Đây là đề nghị của Sở NNPTNT TP.HCM với UBND thành phố trong báo cáo về tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015.

Nhờ nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi và tập trung thi công đồng bộ kết cấu hạ tầng thủy lợi… nên những năm qua lĩnh vực kinh tế nông nghiệp của huyện Quế Sơn đã có bước đột phá mạnh mẽ. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tạo tiền đề quan trọng giúp địa phương xây dựng thành công mô hình nông thôn mới…

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thẩm định và phê duyệt cho vay vốn đóng mới nâng cấp tàu, vay vốn lưu động phục vụ khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Chúng tôi có dịp đến nhiều địa phương để cảm nhận sự đổi thay trong phát triển nông nghiệp của người dân Triệu Phong (Quảng Trị). Đây là kết quả của nhiều chính sách mà cấp ủy, chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương áp dụng vào thực tế trong suốt thời gian qua.