Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đàn Gà Vàng Của Anh Dục

Đàn Gà Vàng Của Anh Dục
Ngày đăng: 04/06/2013

Với quyết định tìm hướng đi mới để làm giàu, anh Chu Đình Dục (38 tuổi), ở thôn Trung, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên đã tìm đến nghề nuôi gà Đông Tảo.

Sau một thời gian mày mò làm ăn, anh Dục đã nhận ra giá trị kinh tế lớn của giống gà Đông Tảo. Năm 2001, anh là người đầu tiên nhập giống gà về để mở trang trại chăn nuôi tại thôn Trung.

Ban đầu, anh tìm đến tận xã Đông Tảo, học hỏi phương pháp chăm sóc đàn gà. Sau đó, anh tự tìm hiểu qua sách báo và tích lũy kinh nghiệm chăn nuôi. Anh Dục cho biết: “Giống gà Đông Tảo dễ chăm sóc. 12 năm nuôi gà, gia đình tôi chưa để xảy ra một đợt dịch bệnh nào”. Ngoài yêu cầu nắm vững kỹ thuật chăm sóc, theo anh Dục, quan trọng nhất là chuồng trại phải luôn sạch sẽ.

Từ nuôi gà thịt, hiện nay, gia đình anh chuyển sang nuôi gà lấy giống với số lượng 3.000 con, số lượng đàn lớn nhất thôn Trung. Với 3 khu chăn nuôi có diện tích trên 1.000m2, gia đình anh còn phải thuê thêm 3 nhân công.

Mỗi ngày, đàn gà cho anh khoảng 1.000 trứng. Anh Dục đã mở lò ấp trứng, mở thêm dịch vụ cung cấp gà giống cho các địa phương trong tỉnh và nhiều tỉnh miền Bắc như Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Sơn La… Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình anh Dục thu lãi 500 - 600 triệu đồng.

Thấy được thành công từ mô hình chăn nuôi của gia đình anh Dục, nhiều gia đình trong xã cũng học tập mô hình này. Một số gia đình nuôi với số lượng nhiều như gia đình anh Chu Đình Thu, Chu Đình Kế, Chu Văn Lượng… cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Đỗ Thành Đoàn- Trưởng thôn Trung cho biết: “Hiện thôn Trung có 141 hộ dân. Trong đó có 100 hộ nuôi gà Đông Tảo theo hình thức trang trại. Tổng số đàn gà trong thôn khoảng trên 10 vạn con. Việc phát triển đàn gà Đông Tảo đã mang lại thu nhập cao và ổn định cho người dân địa phương, đồng thời, góp phần quảng bá thương hiệu gà Đông Tảo ra thị trường trong và ngoài nước".


Có thể bạn quan tâm

Cà Mau Chủ Động Giảm Tác Hại Của Biến Đổi Khí Hậu Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Cà Mau Chủ Động Giảm Tác Hại Của Biến Đổi Khí Hậu Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Cà Mau là một trong những tỉnh chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Những diễn biến bất thường của thời tiết trong thời gian gần đây đã trở thành nguy cơ đe dọa nghề nuôi tôm ở Cà Mau. Trước tình hình đó, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến được cho là giải pháp an toàn cho nghề nuôi tôm.

22/04/2014
Giá Cá Tra Tăng Nông Dân Có Nên Mở Rộng Diện Tích? Giá Cá Tra Tăng Nông Dân Có Nên Mở Rộng Diện Tích?

Từ giữa tháng 3/2014 đến nay, giá cá tra ở ĐBSCL tăng khoảng 2.000 đồng so với cuối năm 2013. Nhiều nông dân khẳng định nghề nuôi cá tra đã khởi sắc trở lại nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia, giá cá tăng trong thời điểm hiện nay có nhiều điều bất thường.

22/04/2014
Vận Chuyển Hàng Thủy Sản Bằng Container Doanh Nghiệp Kêu Cứu Vận Chuyển Hàng Thủy Sản Bằng Container Doanh Nghiệp Kêu Cứu

Trong những ngày gần đây, Hiệp hội VASEP nhận được nhiều phản ánh của các DN hội viên về các vướng mắc trong việc vận chuyển các container hàng thủy sản (đông lạnh, đồ hộp...) do Bộ GTVT đang tích cực triển khai thực hiện nghiêm Thông tư 03/2011/TT-BGTVT. Theo đó, tất cả các xe kéo container có 3 cầu chỉ được kéo container tối đa 26 tấn kể cả vỏ container (hay tối đã chỉ được 21 tấn hàng).

22/04/2014
Triển Vọng Nuôi Dê Ở Chợ Đồn (Bắc Kạn) Triển Vọng Nuôi Dê Ở Chợ Đồn (Bắc Kạn)

Dê là loại động vật ăn tạp, dễ nuôi, có khả năng kháng bệnh cao, chịu được khí hậu khắc nghiệt. Dê được nuôi dưới hình thức chăn thả nếu chăn thả đúng thời gian trong một thời gian ngắn dê có thể tự biết về chuồng đúng giờ.

22/04/2014
Thanh Hóa Tìm Đầu Ra Cho Nghề Nuôi Động Vật Hoang Dã Thanh Hóa Tìm Đầu Ra Cho Nghề Nuôi Động Vật Hoang Dã

Những năm gần đây, nghề nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) phát triển khá mạnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, nghề này cũng đang gặp không ít khó khăn, trở ngại, nhất là về thị trường tiêu thụ.

22/04/2014