Đàn Gà Vàng Của Anh Dục

Với quyết định tìm hướng đi mới để làm giàu, anh Chu Đình Dục (38 tuổi), ở thôn Trung, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên đã tìm đến nghề nuôi gà Đông Tảo.
Sau một thời gian mày mò làm ăn, anh Dục đã nhận ra giá trị kinh tế lớn của giống gà Đông Tảo. Năm 2001, anh là người đầu tiên nhập giống gà về để mở trang trại chăn nuôi tại thôn Trung.
Ban đầu, anh tìm đến tận xã Đông Tảo, học hỏi phương pháp chăm sóc đàn gà. Sau đó, anh tự tìm hiểu qua sách báo và tích lũy kinh nghiệm chăn nuôi. Anh Dục cho biết: “Giống gà Đông Tảo dễ chăm sóc. 12 năm nuôi gà, gia đình tôi chưa để xảy ra một đợt dịch bệnh nào”. Ngoài yêu cầu nắm vững kỹ thuật chăm sóc, theo anh Dục, quan trọng nhất là chuồng trại phải luôn sạch sẽ.
Từ nuôi gà thịt, hiện nay, gia đình anh chuyển sang nuôi gà lấy giống với số lượng 3.000 con, số lượng đàn lớn nhất thôn Trung. Với 3 khu chăn nuôi có diện tích trên 1.000m2, gia đình anh còn phải thuê thêm 3 nhân công.
Mỗi ngày, đàn gà cho anh khoảng 1.000 trứng. Anh Dục đã mở lò ấp trứng, mở thêm dịch vụ cung cấp gà giống cho các địa phương trong tỉnh và nhiều tỉnh miền Bắc như Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Sơn La… Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình anh Dục thu lãi 500 - 600 triệu đồng.
Thấy được thành công từ mô hình chăn nuôi của gia đình anh Dục, nhiều gia đình trong xã cũng học tập mô hình này. Một số gia đình nuôi với số lượng nhiều như gia đình anh Chu Đình Thu, Chu Đình Kế, Chu Văn Lượng… cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ông Đỗ Thành Đoàn- Trưởng thôn Trung cho biết: “Hiện thôn Trung có 141 hộ dân. Trong đó có 100 hộ nuôi gà Đông Tảo theo hình thức trang trại. Tổng số đàn gà trong thôn khoảng trên 10 vạn con. Việc phát triển đàn gà Đông Tảo đã mang lại thu nhập cao và ổn định cho người dân địa phương, đồng thời, góp phần quảng bá thương hiệu gà Đông Tảo ra thị trường trong và ngoài nước".
Có thể bạn quan tâm

Để việc triển khai cánh đồng mẫu lớn đạt kế hoạch và hiệu quả cao, huyện chủ động yêu cầu các doanh nghiệp chuẩn bị đủ lượng giống cần thiết để cung ứng cho nông dân. Đồng thời, tổ chức tập huấn, triển khai quy trình sản xuất và lịch thời vụ theo quy định của ngành Nông nghiệp tỉnh. Để việc tiêu thụ thuận lợi, hiện Công ty cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định ký kết hợp đồng bao tiêu củ mì với nông dân.

Sau khi thu hoạch tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tính đến nay, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã gieo cấy được 9.779 ha lúa, đạt 88,9% so kế hoạch, các xã có diện tích xuống giống đạt chỉ tiêu từ 100% trở lên là: Thạnh Phú, Gia Hòa 2, Tham Đôn, Thạnh Quới. Ngoài các giống lúa chủ lực như: ST5, OM 4900, OM 6162… năm nay nông dân còn chọn các giống ngắn ngày có khả năng chịu mặn để đưa vào sản xuất.

Tiêu chết nhanh, chết chậm (thối gốc, rễ) luôn là nỗi ám ảnh lớn của người nông dân bởi đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một biện pháp nào để khắc phục hiệu quả căn bệnh này. Với người trồng tiêu huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, năm nay lại là một mùa vụ buồn khi mà diện tích tiêu tàn lụi ngày một tăng. Thậm chí, ở nhiều hộ gia đình, số lượng tiêu sống chỉ còn vài trụ.

Mô hình trồng nấm bào ngư xuất hiện ở TX. Gò Công (Tiền Giang) khoảng 2 - 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, do người mua phôi nấm không rõ nguồn gốc, người bán không chịu trách nhiệm về chất lượng; đầu ra sản phẩm nấm bấp bênh, dễ bị thương lái ép giá… nên không ít người trồng lâm vào cảnh lỗ vốn, bỏ nghề.

Vụ hè thu năm 2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành triển khai thực hiện mô hình sản xuất đậu nành kết hợp bao tiêu sản phẩm tại xã Tân Nhuận Đông, mô hình bước đầu cho hiệu quả cao hơn so với trồng lúa.