Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dân Đổ Xô Nuôi Rắn, Mong Thành Tỷ Phú Ở Hà Nam

Dân Đổ Xô Nuôi Rắn, Mong Thành Tỷ Phú Ở Hà Nam
Ngày đăng: 27/09/2012

Thôn Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) vốn chỉ là vùng đất thuần nông, nhưng chỉ trong vài năm trở lại đây, người dân đổ xô sang nghề nuôi rắn.
 
Nghề nguy hiểm, nhưng lại giúp người dân nhanh làm giàu, nhiều hộ đã có tiền tỷ nhờ thu nhập từ nuôi rắn.
 
Người đầu tiên đưa nghề nuôi rắn về Bạch Xá là anh Nguyễn Kế Đông. Đầu năm 1990, anh Đông bắt đầu thí điểm xây dựng 5 chuồng chuyên nuôi rắn hổ mang và rắn hổ trâu với diện tích mỗi chuồng rộng khoảng 3 m2, nuôi nhốt từ 30 - 40 con.
 
Anh Đông cho biết: “Rắn hổ mang là loài ăn tạp, nên rất dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn cho rắn cũng dễ kiếm, chủ yếu là gà và vịt con chết, trứng ấp hỏng, cóc, nhái… Sau đó, anh đã liên tục nhân thêm giống và đến nay, cả gia đình anh đã có tới 3 trang trại lớn chuyên nuôi rắn với số lượng lên tới 5.000 con, trong đó có 1.000 con giống bố mẹ và 4.000 con rắn thương phẩm.
 
Sau anh Đông đã có rất nhiều người trong thôn đầu tư vào nuôi rắn như ông Nguyễn Thế Sang. Nhà vốn chỉ trồng lúa là chính, song hiện ông đã có 3 chuồng rắn với số lượng gần 600 con. Ông Sang chia sẻ: “Lúc đầu, tưởng khó nuôi, nhưng sau đó tôi lại cảm thấy nuôi rắn còn dễ hơn… nuôi lợn”.
 
Theo anh Đông, trong nuôi rắn, điều quan trọng nhất là khâu cho rắn ăn. Rắn thường chỉ ăn mạnh vào tháng 6 - 7 và 2 ngày mới phải cho rắn ăn một lần, đặc biệt đến mùa đông không cần cho rắn ăn. Sau 2 năm, mỗi con rắn sẽ đạt từ 2,5 – 4 kg, bán ra thị trường khoảng 800.000 – 1 triệu đồng/kg, trừ chi phí thì người nuôi lãi 400.000 – 500.000 đồng/con.
 
Với giá trị mỗi con rắn giống 150.000 - 170.000 đồng (tùy loại), khoảng 60.000 đồng/quả trứng giống, sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm một hộ nuôi rắn với số lượng hàng nghìn con như anh Đông có thể thu được hàng tỷ đồng. Toàn thôn Bạch Xá, hiện có 490 hộ dân, thì có tới 300 hộ đã chuyển sang nghề nuôi rắn.


Có thể bạn quan tâm

 Nuôi thủy sản công nghệ cao Nuôi thủy sản công nghệ cao

UBND tỉnh An Giang vừa triển khai thực hiện quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao.

23/09/2015
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ tại Hội nghị đánh giá kết quả và bàn biện pháp đẩy mạnh triển khai thực hiện một số chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT).

23/09/2015
TPP và áp lực với ngành chăn nuôi TPP và áp lực với ngành chăn nuôi

Gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được xem là cơ hội “vàng” để các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên với ngành chăn nuôi cả nước nói chung, Quảng Ngãi nói riêng thì lợi thế trên có nguy cơ trở thành yếu thế…

23/09/2015
Hỗ trợ lắp đặt máy sản xuất bánh ướt và máy sấy bún phở Hỗ trợ lắp đặt máy sản xuất bánh ướt và máy sấy bún phở

Mới đây, bằng nguồn vốn khuyến công, TX An Nhơn đã hỗ trợ cơ sở sản xuất của bà Nguyễn Thị Lệ Sương, ở xã Nhơn An lắp đặt máy sản xuất bánh tráng ướt tự động, công suất 1 tấn bánh/ngày, với giá thành lắp đặt máy kể cả xây dựng nhà xưởng là 120 triệu đồng.

23/09/2015
Mô hình nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt ở Ân Sơn đạt hiệu quả Mô hình nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt ở Ân Sơn đạt hiệu quả

Ngày 22.9, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Ân tổ chức tổng kết Mô hình Nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt năm 2015. Mô hình được thực hiện tại xã vùng cao Ân Sơn có 7 hộ tham gia với diện tích mặt nước 2000m2.

23/09/2015