Đàn Bò Tăng Gần 1.400 Con So Với Cùng Kỳ

Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có 36.144 con bò, tăng gần 1.400 con so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân đàn bò tăng là do không có dịch bệnh, thị trường tiêu thụ thịt bò trong tỉnh khá tốt, giá bán cao nên người chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi bò thịt, nhất là giống bò lai Zê-bu, tầm vóc lớn, cho sản lượng thịt cao, chất lượng thịt tốt.
Mặc dù đàn bò tăng nhưng đàn trâu lại có xu hướng giảm. Thời điểm này, toàn tỉnh có gần 70 nghìn con trâu, giảm trên 600 con so với cùng kỳ.
Trâu thường được sử dụng làm sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua, việc đẩy mạnh cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn đã khiến cho đàn trâu bị sụt giảm. Hiện, người dân chủ yếu chăn nuôi trâu lấy thịt với các giống như trâu nội chọn lọc, trâu lai Muhra.
Năm 2014, tỉnh ta phấn đấu duy trì đàn bò ở mức 31.000 con, đàn trâu 71.000 con. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ người chăn nuôi, trong đó có chính sách hỗ trợ 100% kinh phí mua vacxin phòng bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng.
Đặc biệt,để nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò, tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí muatinh trâu, bò, vật tư phối giống và chi phí vận chuyển, bảo quản tinh; trợ giá số tiền 7 triệu đồng/con cho người dân mua trâu đực giống nội; hỗ trợ kinh phí chọn lọc, bình tuyển, quản lý trâu, bò đực giống số tiền 50.000 đồng/con…
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, với tổng diện tích khoảng 32 nghìn ha, sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt hơn 140 nghìn tấn, tăng 10 nghìn tấn so với năm trước.

Tuy nhiên, mới đây Hoa Kỳ tăng thuế chống bán phá giá cá tra đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong khi nhiều nước khác tăng cường kiểm tra dư lượng kháng sinh đối với mặt hàng tôm. Tất cả đang là cản ngại cho xuất khẩu thủy sản chinh phục mục tiêu 6,7 tỷ USD.

Khi được gieo trồng hợp lý, sắn có hiệu quả sử dụng tài nguyên cao, thích ứng thông minh với khí hậu, có tiềm năng tạo ra thu nhập cho người nghèo, là nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp chế biến và chế biến dược phẩm, bao gồm tinh bột, nhiên liệu sinh học và các chế phẩm khác.

Tôm hùm, một loại hải sản có giá trị kinh tế cao, đang được nhiều địa phương chú trọng phát triển nuôi, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, với sản lượng hàng năm đạt 1.385 tấn, đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Thương hiệu muối Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ lâu đã được nhiều nơi biết đến. Thế nhưng, đời sống của diêm dân nơi đây vẫn đang gặp muôn vàn khó khăn...