Đàn Bò Tăng Gần 1.400 Con So Với Cùng Kỳ

Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có 36.144 con bò, tăng gần 1.400 con so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân đàn bò tăng là do không có dịch bệnh, thị trường tiêu thụ thịt bò trong tỉnh khá tốt, giá bán cao nên người chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi bò thịt, nhất là giống bò lai Zê-bu, tầm vóc lớn, cho sản lượng thịt cao, chất lượng thịt tốt.
Mặc dù đàn bò tăng nhưng đàn trâu lại có xu hướng giảm. Thời điểm này, toàn tỉnh có gần 70 nghìn con trâu, giảm trên 600 con so với cùng kỳ.
Trâu thường được sử dụng làm sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua, việc đẩy mạnh cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn đã khiến cho đàn trâu bị sụt giảm. Hiện, người dân chủ yếu chăn nuôi trâu lấy thịt với các giống như trâu nội chọn lọc, trâu lai Muhra.
Năm 2014, tỉnh ta phấn đấu duy trì đàn bò ở mức 31.000 con, đàn trâu 71.000 con. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ người chăn nuôi, trong đó có chính sách hỗ trợ 100% kinh phí mua vacxin phòng bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng.
Đặc biệt,để nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò, tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí muatinh trâu, bò, vật tư phối giống và chi phí vận chuyển, bảo quản tinh; trợ giá số tiền 7 triệu đồng/con cho người dân mua trâu đực giống nội; hỗ trợ kinh phí chọn lọc, bình tuyển, quản lý trâu, bò đực giống số tiền 50.000 đồng/con…
Có thể bạn quan tâm

Ngày 16-8, Hiệp hội An toàn thực phẩm và an ninh lương thực Châu Á (AFSSA), cùng với Hiệp hội An toàn thực phẩm Nhật Bản đã phối hợp với Sở Khoa học công nghệ và Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức Hội nghị quốc tế về an toàn thực phẩm và an ninh lương thực lần 2 tại Đồng Nai.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp với UBND huyện Tân Hồng tổ chức triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, cán bộ nông nghiệp các xã, thị trấn; thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác đang hoạt động trên địa bàn huyện.

Tận dụng phụ phẩm từ vùng chuyên canh lúa, hoa màu (rơm, rạ, thân cây bắp...), để phát triển nghề nuôi bò vỗ béo là mô hình mang lại hiệu quả khá cao. Theo Trạm Thú y huyện Lấp Vò, trong vài năm trở lại đây, số đàn bò ở huyện không ngừng tăng lên. Hiện toàn huyện có gần 3.000 con bò.

Trong nhiều năm qua, các chính sách chăm lo cho hộ nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer nghèo luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ quan tâm.

Những năm gần đây, phong trào nuôi động vật hoang dã của người dân trên địa bàn tỉnh có chiều hướng phát triển. Cùng với các hộ dân nuôi chồn hương, nhím, dúi, heo rừng lai…, anh Đặng Quang Minh (ở thôn 1, xã Hòa Nam, huyện Di Linh) lại chọn cho mình một hướng đi khác, đó là nuôi chim trĩ. Bước đầu mô hình này đã và đang phát triển tốt.