Đâm Lo Vì Trót Trồng Ớt Trung Quốc

Một loại ớt có xuất xứ từ Trung Quốc được nhiều người dân trồng trên các cánh đồng tại tỉnh Nghệ An mà chưa hề được cơ quan chức năng kiểm định (kiểm dịch)
Ông Nguyên Văn Hùng (ngụ xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn) vừa chăm sóc những luống ớt trên cánh đồng Trự Càn vừa nói: “Nhà tôi trồng 1 sào ớt; tiền phân bón, công sức bỏ vào nhiều lắm, giờ không biết cây có ra quả hay không. Nếu ớt không ra quả hoặc cho quả nhỏ và ít thì mất hết”.
Ở xã Khánh Sơn có 72 hộ dân trồng giống ớt lạ này. Sau hơn 2 tháng, cây phát triển rất èo uột. Ông Đinh Văn Hải (xã Khánh Sơn) lo lắng: “Bình thường ớt trồng hơn 4 tháng là thu hoạch nhưng hiện tại đã hơn 2 tháng, cây cao chưa được gang tay. Nhà tôi trồng hơn 2 sào, trồng rồi mới biết giống ớt lạ này chưa được kiểm định nên rất lo. Đúng ra, ngành nông nghiệp cần trồng thí điểm tại một số hộ, sau đó mới nhân rộng. Đằng này chưa được cơ quan chức năng kiểm định đã triển khai đại trà”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, giống ớt lạ này có nguồn gốc từ Trung Quốc (ký hiệu là GB17615.3-2010) không chỉ được gieo trồng tại xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn mà còn được trồng rộng rãi trên địa bàn nhiều huyện ở tỉnh Nghệ An. “Sản phẩm” này được Liên minh HTX Nghệ An liên kết với một doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp cho người dân.
Trước đó, khi hay tin người dân trồng giống ớt lạ, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Nghệ An đã có công văn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh HTX Nghệ An đề nghị không được phép gieo trồng khảo nghiệm giống ớt GB17615.3-2010. Tuy nhiên, khi đi kiểm tra, Chi cục BVTV Nghệ An phát hiện giống ớt này đã được trồng ở các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳ Hợp với số lượng cây giống đủ trồng cho 50 ha.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Tiến Đức, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Nghệ An, xác nhận giống ớt này chưa làm thủ tục kiểm định nhưng đã đem trồng là trái với quy định. “Hiện tại, để có thể xử lý kịp thời các sự cố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh giao cho chi cục theo dõi việc gieo trồng, giám sát chặt chẽ vì sợ những loại dịch bệnh nguy hiểm có thể xuất phát từ giống ớt này rồi phát tán ra bên ngoài” - ông Đức cho biết.
Lỗi do nhà cung cấp (?!)
Ông Trần Đình Hường, Chủ tịch Liên minh HTX Nghệ An, cho biết theo hợp đồng được ký kết giữa Liên minh HTX với Công ty TNHH Rau quả Toàn Thịnh cảng liên vận Thượng Hải (Trung Quốc) thì công ty này sẽ cung cấp giống ớt GS888 cho người dân nhưng sau đó họ tự ý đưa giống ớt khác chưa thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định để người dân gieo trồng. “Lỗi này thuộc về nhà cung cấp chứ không phải của chúng tôi!” - ông Hường nói.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ trong một tuần ra quân kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động SXKD phân bón, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Trà Vinh đã lấy 37 mẫu phân hữu cơ và vô cơ gửi đi kiểm nghiệm. Kết quả, có 5 mẫu phân hữu cơ, 3 mẫu phân vô cơ không đạt chất lượng so với tiêu chuẩn công bố.

Mặc dù vào cuối vụ ớt năm trước, nhiều hộ trồng ớt ở huyện Phù Mỹ (Bình Định) phải bỏ ớt chín ngoài ruộng vì giá giảm thê thảm, chỉ còn 2.000đ/kg.

Năm 2014, xuất khẩu cá ngừ đại dương tập trung vào các thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản..., với mục tiêu đạt khoảng 560 triệu USD. Tuy nhiên, để đạt được kế hoạch này, ngư dân cần tuân thủ quy trình đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương một cách nghiêm ngặt theo công nghệ mới của Nhật Bản.

50 người nuôi tôm và các khuyến ngư viên cơ sở thuộc các trạm khuyến ngư – khuyến nông ở các huyện, thị, thành phố trên toàn địa bàn tỉnh Khánh Hoà đã được tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là hoạt động do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm khuyến ngư – khuyến nông tỉnh tổ chức trong 2 ngày 14 và 15/10.

Sau khi hoàn thành khâu thu hoạch nuôi thủy sản nước lợ chính vụ, bà con ngư dân các xã Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng An, Quảng Phước và thị trấn Sịa của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành thả nuôi 210 ha cua trái vụ.