Ðậm đà cá suối Sa Pa

Vào mùa mưa hằng năm, từ tháng Bảy âm lịch trở đi, dòng suối Lớn chảy từ đầu nguồn Sa Pa xuống vùng hạ lưu xã Cốc San (Bát Xát) rồi đổ ra sông Hồng đầy ăm ắp nước.
Những ngày mưa to, trên suối Lớn, nước từ đầu nguồn đổ về có màu vàng đục, đây cũng là lúc những đàn cá suối kéo nhau ra kiếm mồi.
Thời điểm này, những thanh niên người Mông, Dao đỏ ở xã Tòng Sành (Bát Xát) và Trung Chải (Sa Pa) thường rủ nhau ra suối bắt cá về làm món ăn.
Cách bắt cá suối thông dụng nhất là câu bằng giun đất và quăng chài ở những vũng nước quẩn.
Anh Chảo Láo Tả với xâu cá suối mới bắt được.
Sau buổi quăng chài trên suối, anh Chảo Láo Tả, dân tộc Dao đỏ, xã Tòng Sành khoe với tôi mấy xâu cá suối tươi nặng đến hơn 1kg.
Những con cá suối nhỏ bằng ngón tay cái, thân mỏng và trắng lấp lánh được xiên vào thành xâu dài và cho vào giỏ.
Anh Tả bảo, cá này sống ở suối nước sạch, chỉ ăn rong rêu, giáp xác, nên rất thơm ngon.
Mỗi xâu cá suối, anh Tả thường bán cho du khách với giá 50.000 đồng.
Cá suối Sa Pa có thể chế biến thành nhiều món ăn đơn giản nhưng hấp dẫn, như món cá suối chiên giòn rụm chấm tương; cá suối kẹp que nướng vàng giòn trên than hồng chấm với nước mắm, tỏi, ớt;
Cá suối nấu măng chua vừa thanh vừa mát; cá suối lam với bi chuối rừng đậm đà hương vị, thơm ngon lạ miệng dành để đãi khách; cá suối cũng được sấy trên gác bếp cho khô làm thức ăn dự trữ…
Mỗi món ăn chế biến từ cá suối Sa Pa mang một hương vị khác nhau, nhưng đều là món quà ngon của núi rừng nơi đây dành tặng du khách.
Có thể bạn quan tâm

Chưa năm nào người nuôi tôm ở Bạc Liêu lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay! Chọn nuôi tôm thẻ chân trắng hay con tôm sú? Vì nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì cũng nhiều rủi ro.

Với diện tích 1,2ha trang trại mà chủ yếu là chăn nuôi lợn rừng, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Hoan (khu dân cư Mật Sơn, phường Chí Minh, huyện Chí Linh, Hải Dương) thu 550 - 600 triệu đồng.

Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.

Thời gian qua, trên cây lúa ở các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên thường xuất hiện một số dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, bọ trĩ, đục thân, đạo ôn...

Trong khi nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn cả nước đang gặp khó khăn thì người dân ở thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) lại đang làm giàu từ nghề nuôi bò sữa.