Ðậm đà cá suối Sa Pa

Vào mùa mưa hằng năm, từ tháng Bảy âm lịch trở đi, dòng suối Lớn chảy từ đầu nguồn Sa Pa xuống vùng hạ lưu xã Cốc San (Bát Xát) rồi đổ ra sông Hồng đầy ăm ắp nước.
Những ngày mưa to, trên suối Lớn, nước từ đầu nguồn đổ về có màu vàng đục, đây cũng là lúc những đàn cá suối kéo nhau ra kiếm mồi.
Thời điểm này, những thanh niên người Mông, Dao đỏ ở xã Tòng Sành (Bát Xát) và Trung Chải (Sa Pa) thường rủ nhau ra suối bắt cá về làm món ăn.
Cách bắt cá suối thông dụng nhất là câu bằng giun đất và quăng chài ở những vũng nước quẩn.
Anh Chảo Láo Tả với xâu cá suối mới bắt được.
Sau buổi quăng chài trên suối, anh Chảo Láo Tả, dân tộc Dao đỏ, xã Tòng Sành khoe với tôi mấy xâu cá suối tươi nặng đến hơn 1kg.
Những con cá suối nhỏ bằng ngón tay cái, thân mỏng và trắng lấp lánh được xiên vào thành xâu dài và cho vào giỏ.
Anh Tả bảo, cá này sống ở suối nước sạch, chỉ ăn rong rêu, giáp xác, nên rất thơm ngon.
Mỗi xâu cá suối, anh Tả thường bán cho du khách với giá 50.000 đồng.
Cá suối Sa Pa có thể chế biến thành nhiều món ăn đơn giản nhưng hấp dẫn, như món cá suối chiên giòn rụm chấm tương; cá suối kẹp que nướng vàng giòn trên than hồng chấm với nước mắm, tỏi, ớt;
Cá suối nấu măng chua vừa thanh vừa mát; cá suối lam với bi chuối rừng đậm đà hương vị, thơm ngon lạ miệng dành để đãi khách; cá suối cũng được sấy trên gác bếp cho khô làm thức ăn dự trữ…
Mỗi món ăn chế biến từ cá suối Sa Pa mang một hương vị khác nhau, nhưng đều là món quà ngon của núi rừng nơi đây dành tặng du khách.
Có thể bạn quan tâm

Hoạt động giao thương và giá cả trái cây xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thời điểm này tạm thời chưa bị ảnh hưởng nhiều…

Để mở ra hướng đi mới cho sản xuất hàng hoá trong xây dựng nông thôn mới (NTM), giúp người dân nâng cao thu nhập, đảm bảo kinh tế - xã hội địa phương phát triển bền vững, xã Lê Lợi (Hoành Bồ - Quảng Ninh) đã triển khai một cách hiệu quả mô hình nuôi gà tập trung.

Do thời tiết nóng ẩm, nên nhiều trà lúa hè thu có nguy cơ xuất hiện dịch bệnh đạo ôn và bệnh vi khuẩn. Thực tế tại Thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đạo ôn đã xuất hiện. Nếu việc phòng trị không chủ động bệnh sẽ lan nhanh ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa.

Cá ngừ là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ ba của Việt Nam sau tôm và cá tra, basa với 526 triệu đô-la Mỹ năm 2013 và tương lai sẽ trở thành mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản nếu có cơ chế, chính sách ưu đãi để hỗ trợ ngư dân đầu tư, cải tạo trang thiết bị, công cụ đánh bắt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Mặc dù có thể làm thành những món ăn hấp dẫn, nhưng cá lau kính – một loài sinh vật ngoại lai – đang là mối nguy cơ có thật đối với hệ sinh thái trong các thủy vực tự nhiên.