Ðậm đà cá suối Sa Pa

Vào mùa mưa hằng năm, từ tháng Bảy âm lịch trở đi, dòng suối Lớn chảy từ đầu nguồn Sa Pa xuống vùng hạ lưu xã Cốc San (Bát Xát) rồi đổ ra sông Hồng đầy ăm ắp nước.
Những ngày mưa to, trên suối Lớn, nước từ đầu nguồn đổ về có màu vàng đục, đây cũng là lúc những đàn cá suối kéo nhau ra kiếm mồi.
Thời điểm này, những thanh niên người Mông, Dao đỏ ở xã Tòng Sành (Bát Xát) và Trung Chải (Sa Pa) thường rủ nhau ra suối bắt cá về làm món ăn.
Cách bắt cá suối thông dụng nhất là câu bằng giun đất và quăng chài ở những vũng nước quẩn.
Anh Chảo Láo Tả với xâu cá suối mới bắt được.
Sau buổi quăng chài trên suối, anh Chảo Láo Tả, dân tộc Dao đỏ, xã Tòng Sành khoe với tôi mấy xâu cá suối tươi nặng đến hơn 1kg.
Những con cá suối nhỏ bằng ngón tay cái, thân mỏng và trắng lấp lánh được xiên vào thành xâu dài và cho vào giỏ.
Anh Tả bảo, cá này sống ở suối nước sạch, chỉ ăn rong rêu, giáp xác, nên rất thơm ngon.
Mỗi xâu cá suối, anh Tả thường bán cho du khách với giá 50.000 đồng.
Cá suối Sa Pa có thể chế biến thành nhiều món ăn đơn giản nhưng hấp dẫn, như món cá suối chiên giòn rụm chấm tương; cá suối kẹp que nướng vàng giòn trên than hồng chấm với nước mắm, tỏi, ớt;
Cá suối nấu măng chua vừa thanh vừa mát; cá suối lam với bi chuối rừng đậm đà hương vị, thơm ngon lạ miệng dành để đãi khách; cá suối cũng được sấy trên gác bếp cho khô làm thức ăn dự trữ…
Mỗi món ăn chế biến từ cá suối Sa Pa mang một hương vị khác nhau, nhưng đều là món quà ngon của núi rừng nơi đây dành tặng du khách.
Có thể bạn quan tâm

Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp đang được nhiều nông dân trên địa bàn xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin, tỉnh Dak Lak) lựa chọn không chỉ giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động và phát huy thế mạnh của địa phương góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới.

Do sử dụng chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho cá không đúng cách, nước ao hồ tại nhiều vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong tỉnh Bắc Giang đang bị ô nhiễm nặng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho dịch bệnh ở cá liên tiếp xảy ra, nhất là vào mùa nắng nóng gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Hà Xuân Tùng, 64 tuổi, ở xã Hòa Tân Đông (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) mỗi năm thu lợi trên 140 triệu đồng nhờ nuôi trùn quế, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

Theo các kết quả nghiên cứu, các bệnh thường gặp trên tôm như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh đầu vàng... thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn chuyển mùa và thời gian tới là giai đoạn thuận lợi nhất để các mầm bệnh trên tôm nuôi phát triển

Thông tin từ cơ quan chuyên môn huyện Châu Thành (Hậu Giang), trong tổng số gần 5.000ha cam sành trên địa bàn huyện thì hiện có đến 2.656ha đang nhiễm bệnh, trong đó có trên 2.172ha bị nhiễm nặng, có khả năng phải chặt bỏ.