Đảm bảo cung ứng giống

Vụ ĐX 2015-2016, tỉnh Bình Định đối mặt với thời tiết khắc nghiệt.
Để đảm năng suất lúa, Trung tâm Giống cây trồng Bình Định đã phải tính toán để chọn những giống tốt nhất, chịu được hạn để đưa vào cơ cấu.
Vụ này, Bình Định có kế hoạch SX 47.129 ha lúa, trong đó 29.411 ha SX trên chân đất 2 vụ/năm; 17.589 ha SX trên chân đất 3 vụ/năm.
Theo ông Đỗ Tấn Tiên, GĐ Trung tâm Giống cây trồng Bình Định, những giống lúa chủ lực trong cơ cấu trong vụ ĐX 2015-2016 của tỉnh là các giống: ĐV 108, VĐ 8, ĐB 6, VTNA 2, TBR 36, OM 7347, Q5 và các giống bổ sung: Thiên ưu 8, BC 15, Hoa ưu 109, OM 4900, TBR 1, MT 10, TBR 45, TBR 225.
Trên chân ruộng SX 3 vụ lúa/năm sử dụng các giống: ĐV 108, VĐ 8, TBR 36, PC 6, KD 8, OM 7347, Q5 và giống bổ sung: VTNA 2, Thiên ưu 8, OM 6976, Hoa ưu 109, TBR 1, OM 6162, OM 8017.
Các giống lúa lai gồm TH 3-3, TH 3-5, HYT 108, Nhị ưu 838, CT 16, Xuyên Hương 178, Đắc ưu 11, Nhị ưu 838 KBL.
Vụ ĐX 2015-2016, cả tỉnh có nhu cầu khoảng 5.454 tấn lúa giống xác nhận.
Đến nay, Trung tâm Giống cây trồng Bình Định đã chuẩn bị được trên 500 tấn lúa thuần cấp giống nguyên chủng ĐV108, VĐ8, Q5, OM7347, OM4900, M6162… đạt tiêu chuẩn của Bộ NN-PTNT để phục vụ nông dân
Lượng lúa giống nói trên được cung ứng tại cửa hàng của trung tâm ở phường Nhơn Phú (TP Quy Nhơn) và tại các huyện Phù Cát, Hoài Nhơn, Tuy Phước.
Trung tâm đã chuẩn bị được 100 tấn lúa giống đưa về nhập kho, và liên hệ với các Cty giống cây trồng trong nước để mua 400 tấn giống nữa.
Các Cty giống cam kết cung ứng đủ lượng lúa giống theo yêu cầu của trung tâm trong khoảng 3 ngày, sau khi thiên tai, bão lũ xảy ra.
Ngoài ra, các HTXNN cũng đã liên kết với các Cty giống cây trồng trong nước SX hàng ngàn tấn lúa giống cấp 1.
“Lượng lúa giống của các HTXNN trên địa bàn tỉnh SX không những đáp ứng đủ nhu cầu của nông dân trong vụ này, mà còn dư dả cho các tỉnh khác”, ông Tiên cho hay.
Vụ ĐX năm nay Bình Định tục hỗ trợ giá giống lúa lai cho các nông hộ là đồng bào dân tộc thiểu số (hỗ trợ 100% giá giống).
Sở NN-PTNT thông báo và hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố đăng ký số lượng và chủng loại giống lúa lai.
Đến nay, các địa phương đã đăng ký số lượng giống lúa lai là 75,44 tấn để SX 1.676 ha.
Trung tâm Giống cây trồng Bình Định đã liên hệ với các doanh nghiệp SX-KD giống cây trồng trong nước để nắm chắc thông tin về nguồn giống lúa lai, chủng loại, giá và đã thông báo cho chính quyền các địa phương biết.
Trên cơ sở diện tích SX, lượng lúa giống và chủng loại giống của các địa phương đăng ký đã được UBND tỉnh phê duyệt, trung tâm sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết, đảm bảo chuẩn bị đủ nguồn giống lúa lai cho các địa phương trong thời gian sớm nhất.
Đặc biệt, trong những vụ ĐX, Bình Định thường "dính" lũ muộn, nhiều năm vừa xuống giống đã gặp lũ gây thiệt hại về giống.
Do đó, bên cạnh việc SX và cung ứng giống cho các địa phương, trung tâm còn được tỉnh giao nhiệm vụ chuẩn bị 500 tấn lúa giống dự phòng khắc phục thiên tai.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đặng Quang Tiến, thôn 4, xã Sơn Mỹ (Hàm Tân - Bình Thuận) được coi là chủ trang trại chăn nuôi lớn ở địa phương này, hiện đang sở hữu 200 heo nái, 800 heo thịt và 100 heo nái hậu bị (chuẩn bị phối giống).

Những năm gần đây, người dân ở xã Đông Phước A, huyện Châu Thành (Hậu Giang) ngày càng gắn bó với mô hình trồng chanh không hạt. Nhờ loại cây này, nhiều hộ dân trong xã đã ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Nước ta có rất nhiều loài cá quý hiếm và nhiều loài đã trở thành truyền thuyết, được gán cho những mỹ danh, hư cấu thành huyền thoại. Thật may mắn, khi tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu của Tổ quốc cũng có những loài cá huyền thoại đó và được dân gian ví von là “Ngũ quý hà thủy”, gồm: Cá Anh vũ, Dầm xanh, Lăng, Chiên và cá Bỗng.

Gia đình ông Đỗ Ngọc Tuyên, ở thôn Đắk Lập, xã Đắk D’rồ (Krông Nô) hiện có hơn 30 ha, trong đó hơn một nửa diện tích là đất đồi. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này là đất bạc màu nên gia đình ông chỉ trồng mì, ngô nhưng năng suất thấp.

Trong mấy năm gần đây phương pháp trồng mía xen đậu tương hoặc lạc có che phủ nilon tự hủy của Trường ĐHNN1 Hà Nội đã được bà con nông dân áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng trồng mía nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Hoà Bình, Tuyên Quang v.v...cho hiệu quả cao.