Đắk Song Hội Thảo Mô Hình Trồng Rau Cải Bẹ Xanh An Toàn

Ngày 26/11, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Đắk Song tổ chức hội thảo đầu bờ, đánh giá mô hình trình diễn sản xuất rau cải bẹ xanh an toàn tại hộ bà Trần Thị Thu ở thôn 8, xã Thuận Hà với quy mô 1.000 m2.
Hộ nông dân tham gia mô hình được đầu tư 100% về giống cũng như vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Sau 40 ngày thực hiện mô hình, kết quả cho thấy, với 1.000m2 rau cải bẹ xanh có chi phí đầu tư về giống, vật tư phân bón, công, thuốc bảo vệ thực vật là 4.680.000 đồng; sản lượng đạt được 3,5 tấn, với giá bán 8.000 đồng/kg thì trừ hết mọi chi phí còn lãi 24.320.000 đồng.
Qua hội thảo cho thấy, để trồng rau cải bẹ xanh an toàn cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt khâu xử lý đất, đất được xử lý càng kỹ và đúng kỹ thuật sẽ giúp hạn chế rất nhiều nguồn sâu bệnh hại. Sử dụng nhiều phân hữu cơ được ủ hoai mục hay các loại phân vi sinh hữu cơ vừa giảm chi phí đầu tư vừa nâng cao độ phì cho đất, đồng thời giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe, hạn chế được sâu bệnh hại.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/dak-song-hoi-thao-mo-hinh-trong-rau-cai-be-xanh-an-toan-36037.html
Có thể bạn quan tâm

Kết quả xét nghiệm mẫu nước tại 12 địa điểm nuôi thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên của Trung tâm Giống và Kỹ thuật Thủy sản Phú Yên cho thấy dịch bệnh trên tôm hùm và cá mú vẫn tiếp tục xảy ra tại hai xã Xuân Thịnh và Xuân Phương thuộc thị xã Sông Cầu.

Trên địa bàn thị xã Tam Điệp (Ninh Bình), diện tích nuôi trồng thuỷ sản đang được mở rộng, tuy nhiên các hộ nuôi nơi đây chủ yếu vẫn trông chờ vào nguồn cá giống do thương lái đưa về, vận chuyển xa nên chất lượng cá không đảm bảo, tỷ lệ sống thấp, cá nuôi chậm lớn, hay bị bệnh, năng suất không cao.

Các nhà sản xuất, phân phối cá tầm Việt Nam vừa gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về việc cần có giải pháp chống cá tầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc đang đe dọa trực tiếp đến ngành nuôi cá tầm và quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam.

Rừng phòng hộ ven biển huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang có chiều dài hơn 20km, tổng diện tích trên 1.000ha. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn với hệ động thực vật phong phú; dưới tán rừng đước là các trảng nước và con kênh thích hợp cho nhiều loài thủy sản sinh sống. Mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng đang chứng tỏ hiệu quả, cải thiện cuộc sống của chủ rừng.

Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.