Đăk Nông Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Gấc Ở Huyện Cư Jút

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, trong những năm gần đây, bà con nông dân ở huyện Cư Jút (Đăk Nông) đã đưa cây gấc vào trồng và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.
Chúng tôi có dịp đi tham quan mô hình trồng gấc của gia đình ông Trần Văn Định ở TDP4, thị trấn Ea Tling. Năm 2013, được sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật của các ngành chuyên môn và sự hỗ trợ giống từ Công ty TNHH Sản xuất DVTM gấc Tây Nguyên, ông đã đưa cây gấc vào trồng thử nghiệm trên diện tích hơn 1 ha đất vườn của gia đình. Nhờ trồng đúng kỹ thuật, được đầu tư chăm sóc chu đáo, nên vườn gấc của gia đình ông phát triển tốt và đã cho thu hoạch, mang về cho gia đình ông khoản thu nhập trên 100 triệu đồng.
Theo số liệu thống kê, hiện trên địa bàn toàn huyện Cư Jút có khoảng 100 hộ đăng ký tham gia mô hình trồng gấc với diện tích là 100 ha. Cây gấc dễ chăm sóc, không đòi hỏi kỹ thuật cao, không phải đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, đầu ra ổn định. Bình quân 1 ha sẽ trồng được 500 gốc gấc. Thời gian sinh trưởng ngắn, từ lúc ươm bầu đến 3 hoặc 5 tháng gấc sẽ cho quả.
Nếu điều kiện khí hậu thuận lợi và được chăm sóc tốt, 1 ha gấc sẽ thu hoạch được 18 tấn trong năm thứ nhất, 36 tấn trong năm thứ hai và cứ thế nhân lên trong năm thứ ba. Với giá thị trường như hiện nay khoảng 7000 đồng/kg, thì 1 ha gấc bà con nông dân thu về gần 150 triệu đồng.
Với mức thu nhập này cây gấc đã từng bước khẳng định là loại cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác. Vì vậy, sau thời gian làm thí điểm thấy cây gấc mang lại hiệu quả kinh tế khả quan nên nhiều bà con nông dân trong huyện đã tìm đến với cây trồng này nhằm đa dạng hoá cây trồng và tăng thu nhập cho gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 24.7, tại TP.Tam Kỳ (Quảng Nam), Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp cùng Cục Chăn nuôi, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi ong mật bền vững, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.

Ở Tây Nguyên, tỷ lệ hộ nông dân sử dụng lân nung chảy Văn Điển bón cho cây hồ tiêu kinh doanh là khá cao, đạt tỷ lệ trung bình 72,0%, trong đó tỉnh Gia Lai có tỷ lệ hộ nông dân sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển bón cho hồ tiêu kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình là 77,1 %; ở Đăk Nông 66,8%.

Theo nhu cầu sinh lý nước của cây ngô, ngô cần ít nước ở thời kỳ sinh trưởng đầu và cần rất nhiều nước khi bắt đầu phân hóa cờ cho đến khi chín sữa. Nhưng nhìn chung, qua từng thời kỳ sinh trưởng, đảm bảo được nhu cầu độ ẩm đất thích hợp sẽ giúp cây ngô đạt năng suất cao.

Ở thủ đô, diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, thay vào đó là những khu chung cư, khu công nghiệp hiện đại, người dân mất đất đổ xô vào thành phố làm thuê, mưu sinh. Nhưng vợ chồng anh Nguyễn Văn Thắng ở thôn Thống Nhất, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội vẫn kiên trì giữ đất, bám vườn trồng bưởi Diễn.

Giá chanh đào tại TP HCM cao gấp đôi so với các tỉnh phía Bắc vẫn được nhiều người ưa chuộng.