Đắk Nông cứu cây cao su!

Một thời được mệnh danh là “vàng trắng”, cây cao su đã giúp cho không ít nông dân đổi đời, vươn lên làm giàu, nhưng rồi cũng phải ngậm ngùi rơi vào cảnh bị phá bỏ. Vậy là điệp khúc “trồng-chặt”, một điệp khúc không mong đợi đã tiếp tục diễn ra.
Chuyện phá bỏ cây cao su xuất phát từ nhiều nguyên nhân, ngoài chuyện giá cả biến động theo chiều hướng bất lợi cho người trồng thì một phần cũng do giá hồ tiêu tăng đến tốc độ “chóng mặt”. Giá hồ tiêu có thời điểm lên tới 230.000 đồng/kg, bình quân nằm ở mức 200.000 đồng/kg, khiến hàng loạt hộ dân ồ ạt chặt bỏ cây cao su chuyển sang trồng tiêu.
Chuyện chặt cao su chuyển sang trồng tiêu cũng có nhiều điều đáng nói. Do sợ tốn kém đầu tư nên người dân chỉ bỏ phần ngọn và giữ lại thân cây cao su để làm trụ trồng tiêu. Trong khi đó, theo các nhà khoa học, việc trồng tiêu xen trong vườn cao su là không đúng, do nền đất dưới gốc cây cao su thường bị chai cứng nên sẽ không đủ dinh dưỡng cung cấp cho cây tiêu phát triển.
Bất chấp những khuyến cáo của ngành chức năng, tình trạng phá bỏ vườn cao su vẫn tiếp tục gia tăng với tốc độ ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần phải làm gì để cứu cây cao su, giúp nông dân cầm cự, giữ được vườn cây, không chạy theo phong trào, chờ đợi đến thời điểm giá cả thị trường có những tín hiệu khả quan hơn.
Rõ ràng, ngoài những lời khuyến cáo, nông dân trồng cao su đang chờ một động thái tích cực của chính quyền, ngành chức năng trong việc giúp họ vượt qua cơn bĩ cực này. Bởi đối với nhiều hộ nông dân trồng cao su hiện nay, điều mà họ mong đợi đó là Nhà nước chỉ đạo ngành ngân hàng cần có biện pháp khoanh nợ, giãn nợ trong một thời gian cần thiết để giúp họ vượt qua khó khăn trong thời gian giá mủ cao su xuống thấp.
Bên cạnh đó, về tầm vĩ mô, Nhà nước cần quan tâm đẩy mạnh cơ cấu lại ngành cao su, nâng cao chất lượng cũng như đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường... Đồng thời phải làm tốt công tác quy hoạch, thông tin về thị trường để địa phương, người dân có cơ sở phát triển cây cao su một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Sở NN-PTNT Đồng Tháp vừa phối hợp với Cục Khuyến nông Thái Lan tổ chức giao lưu giữa các nhà vườn trồng xoài ở Thái Lan với nhà vườn trồng xoài trên địa bàn.

Chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, rong nho, từ lâu là sản vật quý của biển được nhiều quốc gia sử dụng như thực phẩm chức năng, giúp bổ sung các khoáng chất vi lượng.
Bất chấp lệnh cấm đánh bắt một cách vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông, nhiều tàu thuyền cùng hàng trăm ngư dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng vẫn ra khơi vụ Nam với quyết tâm bám biển, giữ ngư trường.
Sáng 22-5, Trung tá Hồ Chí Thanh - Phó Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, khoảng 9 giờ sáng ngày (22-5), tại kho đông lạnh của Công ty TNHH Đánh bắt chế biến thủy sản Hoàng Sa ở tổ 5, thôn Vĩnh Thành, xã Vĩnh Phương, TP.Nha Trang đã xảy ra một vụ cháy, gây thiệt hại lớn cho công ty này.

Ai đã từng đến vùng ven biển xã An Hải (Ninh Phước - Ninh Thuận) chắc hẳn không thể nào quên vùng đất một thời hoang vu, quanh năm chỉ có gió cát. Vậy mà, như một sự biến đổi diệu kỳ, giờ đây, vùng đất này đang từng ngày “đổi thịt, thay da” bởi với sự hình thành những cơ sở sản xuất tôm giống quy mô vào loại nhất, nhì cả nước.