Đắk Nông cứu cây cao su!

Một thời được mệnh danh là “vàng trắng”, cây cao su đã giúp cho không ít nông dân đổi đời, vươn lên làm giàu, nhưng rồi cũng phải ngậm ngùi rơi vào cảnh bị phá bỏ. Vậy là điệp khúc “trồng-chặt”, một điệp khúc không mong đợi đã tiếp tục diễn ra.
Chuyện phá bỏ cây cao su xuất phát từ nhiều nguyên nhân, ngoài chuyện giá cả biến động theo chiều hướng bất lợi cho người trồng thì một phần cũng do giá hồ tiêu tăng đến tốc độ “chóng mặt”. Giá hồ tiêu có thời điểm lên tới 230.000 đồng/kg, bình quân nằm ở mức 200.000 đồng/kg, khiến hàng loạt hộ dân ồ ạt chặt bỏ cây cao su chuyển sang trồng tiêu.
Chuyện chặt cao su chuyển sang trồng tiêu cũng có nhiều điều đáng nói. Do sợ tốn kém đầu tư nên người dân chỉ bỏ phần ngọn và giữ lại thân cây cao su để làm trụ trồng tiêu. Trong khi đó, theo các nhà khoa học, việc trồng tiêu xen trong vườn cao su là không đúng, do nền đất dưới gốc cây cao su thường bị chai cứng nên sẽ không đủ dinh dưỡng cung cấp cho cây tiêu phát triển.
Bất chấp những khuyến cáo của ngành chức năng, tình trạng phá bỏ vườn cao su vẫn tiếp tục gia tăng với tốc độ ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần phải làm gì để cứu cây cao su, giúp nông dân cầm cự, giữ được vườn cây, không chạy theo phong trào, chờ đợi đến thời điểm giá cả thị trường có những tín hiệu khả quan hơn.
Rõ ràng, ngoài những lời khuyến cáo, nông dân trồng cao su đang chờ một động thái tích cực của chính quyền, ngành chức năng trong việc giúp họ vượt qua cơn bĩ cực này. Bởi đối với nhiều hộ nông dân trồng cao su hiện nay, điều mà họ mong đợi đó là Nhà nước chỉ đạo ngành ngân hàng cần có biện pháp khoanh nợ, giãn nợ trong một thời gian cần thiết để giúp họ vượt qua khó khăn trong thời gian giá mủ cao su xuống thấp.
Bên cạnh đó, về tầm vĩ mô, Nhà nước cần quan tâm đẩy mạnh cơ cấu lại ngành cao su, nâng cao chất lượng cũng như đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường... Đồng thời phải làm tốt công tác quy hoạch, thông tin về thị trường để địa phương, người dân có cơ sở phát triển cây cao su một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân đầu tiên ở đất Cảng mạnh dạn đầu tư trồng măng tây. Hai năm nay, bình quân mỗi năm anh Cảnh lãi ròng 200 triệu đồng từ 5 sào “rau xanh cao cấp” này.

Tự đi Nga, Trung Quốc, Thái Lan học hỏi nghề nông, du nhập được 2 giống chanh quý mang về nước, thuê mượn đất chỉ chuyên canh cây chanh, lợi nhuận 2 tỷ/năm

Từ việc chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang trồng dưa lê siêu ngọt VietGAP, nhiều hộ dân ở xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) thu lãi gần chục triệu đồng

Triển khai từ năm 2016, mô hình trồng giống dâu lai mới và nuôi tằm tập trung khẳng định hiệu quả kinh tế cao, thu nhập từ kén đạt gần 200 triệu đồng/ha dâu.

“Được cấy lúa” thì hầu như người nào cũng biết. “Được cấy lúa” là tên do nhiều người dân địa phương gọi anh nông dân Đỗ Văn Được