Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắk Nông cứu cây cao su!

Đắk Nông cứu cây cao su!
Ngày đăng: 29/07/2015

Một thời được mệnh danh là “vàng trắng”, cây cao su đã giúp cho không ít nông dân đổi đời, vươn lên làm giàu, nhưng rồi cũng phải ngậm ngùi rơi vào cảnh bị phá bỏ. Vậy là điệp khúc “trồng-chặt”, một điệp khúc không mong đợi đã tiếp tục diễn ra.

Chuyện phá bỏ cây cao su xuất phát từ nhiều nguyên nhân, ngoài chuyện giá cả biến động theo chiều hướng bất lợi cho người trồng thì một phần cũng do giá hồ tiêu tăng đến tốc độ “chóng mặt”. Giá hồ tiêu có thời điểm lên tới 230.000 đồng/kg, bình quân nằm ở mức 200.000 đồng/kg, khiến hàng loạt hộ dân ồ ạt chặt bỏ cây cao su chuyển sang trồng tiêu.

Chuyện chặt cao su chuyển sang trồng tiêu cũng có nhiều điều đáng nói. Do sợ tốn kém đầu tư nên người dân chỉ bỏ phần ngọn và giữ lại thân cây cao su để làm trụ trồng tiêu. Trong khi đó, theo các nhà khoa học, việc trồng tiêu xen trong vườn cao su là không đúng, do nền đất dưới gốc cây cao su thường bị chai cứng nên sẽ không đủ dinh dưỡng cung cấp cho cây tiêu phát triển.

Bất chấp những khuyến cáo của ngành chức năng, tình trạng phá bỏ vườn cao su vẫn tiếp tục gia tăng với tốc độ ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần phải làm gì để cứu cây cao su, giúp nông dân cầm cự, giữ được vườn cây, không chạy theo phong trào, chờ đợi đến thời điểm giá cả thị trường có những tín hiệu khả quan hơn.

Rõ ràng, ngoài những lời khuyến cáo, nông dân trồng cao su đang chờ một động thái tích cực của chính quyền, ngành chức năng trong việc giúp họ vượt qua cơn bĩ cực này. Bởi đối với nhiều hộ nông dân trồng cao su hiện nay, điều mà họ mong đợi đó là Nhà nước chỉ đạo ngành ngân hàng cần có biện pháp khoanh nợ, giãn nợ trong một thời gian cần thiết để giúp họ vượt qua khó khăn trong thời gian giá mủ cao su xuống thấp.

Bên cạnh đó, về tầm vĩ mô, Nhà nước cần quan tâm đẩy mạnh cơ cấu lại ngành cao su, nâng cao chất lượng cũng như đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường... Đồng thời phải làm tốt công tác quy hoạch, thông tin về thị trường để địa phương, người dân có cơ sở phát triển cây cao su một cách bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường Trong Chăn Nuôi Lợn Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường Trong Chăn Nuôi Lợn

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng của tỉnh Hưng Yên ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương.

07/06/2014
Chư Jút (Đắk Nông) Xuất Hiện Bệnh Rệp Sáp Trên Cây Cà Phê Chư Jút (Đắk Nông) Xuất Hiện Bệnh Rệp Sáp Trên Cây Cà Phê

Để giúp nông dân phòng chống bệnh rệp sáp tấn công, ngành Nông nghiệp huyện Chư Jút đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương hướng dẫn nông dân mua các loại thuốc đặc trị rệp sáp về phun và khuyến cáo nông dân nên tiến hành cắt và tiêu hủy những cành, chùm quả đã bị khô nhằm hạn chế sự phát triển của rệp sáp.

07/06/2014
Hàm Yên (Tuyên Quang) Phát Triển Nuôi Thủy Sản Hàm Yên (Tuyên Quang) Phát Triển Nuôi Thủy Sản

Khai thác lợi thế có diện tích ao, hồ lớn, những năm qua, phong trào nuôi thủy sản của huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) khá phát triển. Các xã, thị trấn có diện tích ao, hồ lớn đã khai thác tốt để nuôi cá, như: Thị trấn Tân Yên, các xã Tân Thành, Thái Hòa, Yên Thuận…

17/05/2014
Nhiều Nơi Đang Bị Hạn Nặng Nhiều Nơi Đang Bị Hạn Nặng

Nắng nóng gay gắt và kéo dài đã làm cho nhiều hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh bị khô cạn, dẫn đến nhiều diện tích cây trồng bị thiếu nước tưới, có nguy cơ bị chết khô. tại nhiều địa phương, nước sinh hoạt cho người, nước uống cho gia súc đang bị thiếu trầm trọng.

07/06/2014
Nuôi Ong Giữa Vườn Cà Phê Nuôi Ong Giữa Vườn Cà Phê

Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế trang trại thì mô hình nuôi ong giữa vườn cà phê đang được nhiều người dân xã Bình Thạnh (Đức Trọng - Lâm Đồng) áp dụng. Nghề nuôi ong đang đem lại nguồn thu nhập để nâng cao đời sống cho nhiều hộ gia đình nơi đây.

17/05/2014