Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắk Mil Tập Trung Sản Xuất Vụ Đông Xuân

Đắk Mil Tập Trung Sản Xuất Vụ Đông Xuân
Ngày đăng: 04/03/2014

Trong những ngày này, bà con nông dân trên địa bàn huyện Đắk Mil đang tập trung đẩy nhanh tiến độ gieo trồng cây hàng năm vụ đông xuân để kịp theo lịch thời vụ của tỉnh.

Gia đình anh Nguyễn Nhật Nam, thôn Thanh Hà, xã Đức Minh có hơn 2 sào lúa. Những ngày qua, gia đình anh đã tập trung lực lượng ra đồng làm đất, gieo mạ để cấy lúa vụ đông xuân.

Anh Nam cho biết: “Những năm trước đây, gia đình tôi thường gieo mạ ngay ngoài ruộng. Tuy nhiên, do ruộng xa nhà nên việc kiểm soát bệnh, nhất là chuột phá hoại rất khó khăn. Năm nay, tôi gieo mạ ở trong sân nhà để vừa trông coi được chuột mà việc tưới nước cũng thuận lợi hơn. Sau tết Nguyên đán, thời tiết nắng ấm nên cây mạ phát triển khỏe. Từ nay cho tới cuối tháng 2, sau khi làm đất xong, gia đình tôi có thể thực hiện việc cấy lúa trên ruộng, đúng như lịch thời vụ hướng dẫn”.

Còn gia đình ông Phạm Văn  Hội, thôn Xuân Trang, xã Đức Minh cũng đang tập trung nhân lực để làm đất chuẩn bị gieo cấy 2,5 sào lúa.

Ông Hội cho biết: “Đồng đất ở đây hay gặp hiện tượng ngộ độc hữu cơ nên lúa thường bị bệnh sinh lý, gây hại bộ rễ. Trước đây, gia đình tôi không biết chuẩn bị đất kỹ nên năng suất về sau rất kém. Sau này, được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn cách khử phèn, ủ đất kỹ theo đúng thời gian nên cây lúa phát triển khỏe hẳn, năng suất thường đạt cao hơn.

Do biết cách làm nên nhiều năm nay, ruộng lúa này thường được ngành nông nghiệp chọn để xây dựng mô hình trình diễn về các giống lúa mới, cách phòng trừ rầy nâu bằng nấm xanh, kết quả thu được rất tốt. Năm nay, gia đình tôi chọn giống lúa lai để gieo cấy vì năng suất cao hơn so với các giống lúa địa phương khác”.

Theo ông Bùi Đình Hiển, Chủ tịch UBND xã Đức Minh thì để bà con sản xuất hiệu quả, hàng năm, xã đều phối hợp với ngành nông nghiệp huyện triển khai cho bà con gieo trồng đúng lịch thời vụ cũng như tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn bà con các biện pháp canh tác theo khoa học kỹ thuật.

Nhờ đó, nhiều năm nay, nông dân, nhất là bà con người đồng bào dân tộc thiểu số đã biết canh tác lúa theo hướng khoa học nên các loại sâu bệnh được phòng trừ kịp thời, năng suất lúa luôn ổn định. Hiện tại, nhiều diện tích lúa đã vào giai đoạn bén rễ hồi xanh, địa phương đang vận động bà con thường xuyên thăm đồng, chú ý phòng trừ các bệnh như bệnh bọ trĩ, nghẹt rễ sinh lý, ốc bươu vàng.

Ngoài diện tích lúa, nông dân trên địa bàn huyện cũng đang tập trung gieo trồng một số loại cây hoa màu ngắn ngày khác.

Theo ông Nguyễn Bá Quý, Trạm trưởng Trạm bảo vệ thực vật huyện Đắk Mil thì thông thường, sau dịp tết Nguyên đán, nông dân trên địa bàn huyện mới bắt đầu ra quân gieo trồng cây hàng năm vụ đông xuân. Vì thế, ngay từ đầu năm, Trạm đã phối hợp với các địa phương hướng dẫn, động viên bà con tập trung nguồn lực để gieo trồng kịp lịch thời vụ. Tính đến thời điểm này, toàn huyện đã gieo trồng được 345/797 ha, trong đó diện tích lúa 234/651 ha, ngô 5/8 ha, khoai lang 13/40 ha…

Ngoài việc tập trung gieo trồng, huyện cũng triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Điển hình như tại một số xã Đắk N’Drót, Long Sơn có hiện tượng châu chấu gây hại cục bộ trên ruộng ngô, ngành đã huy động nông dân ra quân bắt châu chấu, cấp thuốc phun phòng trừ và sử dụng nấm xanh Metarhizium.

Nhờ đó đến nay, bệnh châu chấu hại ngô đã được khống chế. Qua theo dõi, hiện tại châu chấu chỉ xuất hiện với mật độ thấp khoảng 0,1 con/m2, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, để bảo đảm cho người dân sản xuất an toàn, Trạm vẫn tiếp tục thực hiện điều tra, dự báo tình hình sâu bệnh hại trên các cánh đồng để sớm có cảnh báo, biện pháp phòng trừ giúp bà con yên tâm sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Thương Lái Gom Hàng Giá Heo Tăng Mạnh Thương Lái Gom Hàng Giá Heo Tăng Mạnh

Thời gian gần đây, giá heo tại Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, vùng Đông Nam bộ nói chung, đã tăng mạnh do thương lái ồ ạt thu mua heo mỡ. Giá heo tăng làm cho người chăn nuôi phấn khởi sau một thời gian dài lỗ nặng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn không ít rủi ro nếu như thương lái ngừng mua.

13/09/2013
Bảo Vệ Hồ Đập Nuôi Tôm Trong Mùa Mưa Lũ Bảo Vệ Hồ Đập Nuôi Tôm Trong Mùa Mưa Lũ

Hải Lăng (Quảng Trị) có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn với hơn 500 ha diện tích ao hồ. Trong đó diện tích nuôi tôm trên cát ven biển ở hai xã Hải An và Hải Khê chiếm gần 100 ha. Nhiều năm qua nhờ phát triển nuôi tôm nên nhiều hộ gia đình đã trở nên giàu có, tuy nhiên do nằm sát với bờ biển nên rất dễ bị thiên tai tàn phá. Trước thực trạng đó, để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão năm 2013, huyện Hải Lăng đang tiến hành triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.

14/09/2013
Bấp Bênh Đầu Ra Ngao Thương Phẩm Bấp Bênh Đầu Ra Ngao Thương Phẩm

Những năm gần đây, nuôi ngao thực sự là nghề “nóng” của người dân ven biển huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay, giá bán ngao thương phẩm đang giảm mạnh, thị trường tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn. Người dân phát triển nuôi ngao ồ ạt, tự phát, không theo quy hoạch sẽ khó tránh khỏi những hệ lụy xấu...

14/09/2013
Hướng Mở Từ HTX Nuôi Nghêu Đất Mũi Hướng Mở Từ HTX Nuôi Nghêu Đất Mũi

Đã qua rồi thời hỗn loạn, người thì nuôi, kẻ khai thác tranh giành nguồn lợi từ con nghêu của bãi bồi Đất Mũi (Cà Mau). Sau khi sắp xếp lại một cách toàn diện, vùng nuôi nghêu bãi bồi đang dần đi vào ổn định.

16/09/2013
Hạn Chế Nuôi Tôm Trong Vùng Ngọt Hóa Hạn Chế Nuôi Tôm Trong Vùng Ngọt Hóa

Thời gian gần đây do nuôi tôm thẻ chân trắng được mùa, lợi nhuận cao nên một số hộ dân ở Bình Đại (Bến Tre) tự phát đào ao, khoan giếng nước mặn nuôi tôm biển trong vùng qui hoạch, có lúc lên đến trên 1.000 giếng khoan. Để khắc phục tình trạng trên, Ban Thường vụ Huyện ủy Bình Đại đã ban hành Chỉ thị số 05, UBND huyện Bình Đại có Kế hoạch số 2184 nhằm khắc phục những bất hợp lý vừa qua.

16/09/2013