Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắk Lao Chú Trọng Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Cho Người Dân

Đắk Lao Chú Trọng Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Cho Người Dân
Ngày đăng: 07/08/2014

Theo ông Nguyễn Bá Chín, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Lao (Đắk Mil) thì hàng năm, địa phương đã chỉ đạo các đoàn thể phối hợp các các đơn vị chức năng của huyện tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con.

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, xã đã phối hợp tổ chức 7 cuộc hội thảo về sử dụng phân bón, thu hút gần 1.200 hộ nông dân tham gia. Xã cũng đã tiến hành cấp các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao như ngô lai, cà phê để người dân đưa vào sản xuất.

Thông qua những lớp tập huấn này, địa phương đã giúp người dân từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cũng như áp dụng nhiều biện pháp, kỹ thuật mới, mở rộng quy mô sản xuất, từ đó, nâng cao giá trị kinh tế.

Ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật, hiện tại, địa phương đã, đang phối hợp với Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện thực hiện ghép, trồng tái canh cây cà phê trên những diện tích cà phê kém hiệu quả, nhằm nâng cao năng suất cho cho vườn cây.

Trao đổi về hiệu quả hoạt động này tại địa phương, ông Nguyễn Đức Hòa, ở thôn 10A, có 2 ha cà phê, cho biết: “Nếu như trước đây, sản lượng vườn cà phê của gia đình chỉ đạt khoảng 4 tấn/năm thì bây giờ con số đó đã vượt lên hơn 7 tấn. Ngoài được học lý thuyết, tôi còn được thực hành tại các vườn cây theo phương thức “cầm tay chỉ việc” để nắm chắc lý thuyết, từ đó, vận dụng thành công vào thực tế nhằm mang lại hiệu quả cao hơn”. 

Tương tự, gia đình ông Lê Văn Thanh, ở thôn 13A cũng đã cho thu nhập cao hơn hẳn từ việc chủ động ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Ông Thanh chia sẻ: “Được tham gia các lớp tập huấn, tôi có thêm những kiến thức cơ bản về cách chọn giống cây, cách chăm sóc, kỹ thuật bón phân, tỉa cành và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng… Không những vậy, tôi còn được tham quan các mô hình sản xuất cà phê hiệu quả, từ đó, có thêm nhiều kinh nghiệm để áp dụng vào vườn cây của gia đình”.


Có thể bạn quan tâm

Hồng quân cây chịu hạn cho kinh tế cao ở vùng núi Hồng quân cây chịu hạn cho kinh tế cao ở vùng núi

Hiện nay, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đang vào mùa thu hoạch rộ Hồng quân núi. Nhờ cây hồng quân mà bà con quanh khu vực Núi dài, Núi Két, Núi Cấm có được nguồn thu nhập khá cao và giải quyết được công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động khi vào mùa thu hoạch.

16/10/2015
Tỷ phú cam sành Tỷ phú cam sành

Nhờ sự cần cù, chịu khó, năng động trong ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ông Lâm Thành Thắm, ấp Cây Dâu, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã thành công từ việc trồng loại cây có múi với nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

16/10/2015
Hết ruộng, nông dân vẫn thích vào hội Hết ruộng, nông dân vẫn thích vào hội

Mặc dù đất sản xuất nông nghiệp không còn nhiều nhưng hàng năm số hội viên ND kết nạp mới vẫn tăng. Có được điều này là do các cấp Hội ND trong quận đã nỗ lực xây dựng và triển khai các hoạt động sát sao, thiết thực với lợi ích của hội viên.

16/10/2015
Không phải cứ thấy khó khăn là thả Không phải cứ thấy khó khăn là thả

Mới đây, ông Nguyễn Tiến Dũng - Bí thư chi bộ khối phố Xuân Hà A1, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng, có đơn gửi Đảng ủy phường đề nghị cho giải thể chi hội nông dân (ND) tại khối phố. Đơn đề nghị của ông Dũng không được Đảng ủy phường chấp nhận.

16/10/2015
Nhiều cơ hội hợp tác, viện trợ cho Hội ND Nhiều cơ hội hợp tác, viện trợ cho Hội ND

Khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh trong triển khai các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế là những nội dung được chia sẻ tại buổi tọa đàm “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của Hội Nông dân Việt Nam” do T.Ư Hội NDVN tổ chức chiều 13.10 tại Hà Nội.

16/10/2015