Đắk Lao Chú Trọng Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Cho Người Dân

Theo ông Nguyễn Bá Chín, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Lao (Đắk Mil) thì hàng năm, địa phương đã chỉ đạo các đoàn thể phối hợp các các đơn vị chức năng của huyện tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con.
Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, xã đã phối hợp tổ chức 7 cuộc hội thảo về sử dụng phân bón, thu hút gần 1.200 hộ nông dân tham gia. Xã cũng đã tiến hành cấp các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao như ngô lai, cà phê để người dân đưa vào sản xuất.
Thông qua những lớp tập huấn này, địa phương đã giúp người dân từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cũng như áp dụng nhiều biện pháp, kỹ thuật mới, mở rộng quy mô sản xuất, từ đó, nâng cao giá trị kinh tế.
Ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật, hiện tại, địa phương đã, đang phối hợp với Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện thực hiện ghép, trồng tái canh cây cà phê trên những diện tích cà phê kém hiệu quả, nhằm nâng cao năng suất cho cho vườn cây.
Trao đổi về hiệu quả hoạt động này tại địa phương, ông Nguyễn Đức Hòa, ở thôn 10A, có 2 ha cà phê, cho biết: “Nếu như trước đây, sản lượng vườn cà phê của gia đình chỉ đạt khoảng 4 tấn/năm thì bây giờ con số đó đã vượt lên hơn 7 tấn. Ngoài được học lý thuyết, tôi còn được thực hành tại các vườn cây theo phương thức “cầm tay chỉ việc” để nắm chắc lý thuyết, từ đó, vận dụng thành công vào thực tế nhằm mang lại hiệu quả cao hơn”.
Tương tự, gia đình ông Lê Văn Thanh, ở thôn 13A cũng đã cho thu nhập cao hơn hẳn từ việc chủ động ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Ông Thanh chia sẻ: “Được tham gia các lớp tập huấn, tôi có thêm những kiến thức cơ bản về cách chọn giống cây, cách chăm sóc, kỹ thuật bón phân, tỉa cành và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng… Không những vậy, tôi còn được tham quan các mô hình sản xuất cà phê hiệu quả, từ đó, có thêm nhiều kinh nghiệm để áp dụng vào vườn cây của gia đình”.
Có thể bạn quan tâm

Sau dừa, khoai lang, cua..., các thương nhân Trung Quốc (TQ) đã đến vùng nguyên liệu ở ĐBSCL đặt trạm và trực tiếp mua khóm (dứa) của nông dân với giá cao. Họ còn tới tận ruộng khóm xem xét và gợi ý sẽ “cung cấp thuốc” để nông dân xử lý cho trái thật to!

Trái cóc là một loại quả có nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc trái cóc dùng để ăn (có vị ngọt và hơi chua, rất dễ ăn), lá cóc còn dùng để nấu canh chua - món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng

Lâu nay, nghề nuôi yến chủ yếu phát triển mạnh ở các vùng ven biển miền Trung, nhất là tỉnh Khánh Hòa, bởi nơi đây hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để nghề này phát huy hiệu quả cao. Những năm gần đây, nghề nuôi yến bắt đầu phát triển tại các tỉnh miền Đông Nam bộ. Tại Dầu Tiếng (Bình Dương), nghề nuôi yến được bà con nông dân thử nghiệm thành công, trong đó mô hình nuôi yến tại nhà của bà Vũ Thị Tuất, ngụ ấp Tân Phú, xã Minh Tân là một điển hình.

Cuối cùng, điều lo lắng nhất cũng đã xảy ra: Dịch tai xanh trên lợn sau nhiều tháng hoành hành tại miền Bắc đã bắt đầu "tấn công" các tỉnh phía Nam. Bạc Liêu và Đồng Nai là những tỉnh đầu tiên dịch bệnh này tràn đến...

Lợi nhuận của nông dân thêm 2,2-3 triệu đồng/ha, có nơi tăng thêm 7-7,5 triệu đồng/ha sau khi áp dụng mô hình “cánh đồng mẫu lớn”. Bộ NN&PTNT đã cho biết như vậy tại hội nghị sơ kết mô hình trên tổ chức tại An Giang ngày 22-8