Dak Lak Thả 510 Kg Cá Bổ Sung Nguồn Lợi Thủy Sản Tại Các Thủy Vực

Từ 16 đến 23 - 6, Chi cục Thủy sản tiến hành thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực trên địa bàn tỉnh Dak Lak năm 2014 nhằm phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, góp phần nâng cao sinh kế cho cộng đồng đang sinh sống bằng nghề khai thác xung quanh các thủy vực
Tổng số cá được thả trong đợt này là 510 kg (tương đương 37.000 con), chủ yếu là các loại cá truyền thống và bản địa, như: trắm cỏ, chép, trôi và mè hoa nhằm bổ sung nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực của 6 huyện, gồm: hồ Buôn Triết (huyện Lak) 100 kg; hồ Ea Đrăng (huyện Ea H’leo) 70 kg; hồ Cư Pơng (huyện Krông Buk) 70 kg; hồ Ea Súp hạ (huyện Ea Súp) 100 kg; sông Serepôk, (đoạn chảy qua buôn Đrang Phốk, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn) 85 kg; tại sông Krông Ana (đoạn chảy qua thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana) 85 kg.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, cá sủ đất đã được người dân một số địa phương trong nước nuôi với số lượng lớn, cho hiệu quả kinh tế cao. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cá sủ đất thường được nuôi theo hình thức nuôi lồng, bè tại các địa phương như Cẩm Phả, Vân Đồn.

Sau khi thất thu ở vụ đầu năm, đây là thời điểm người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Tuy Phong (Bình Thuận) phấn khởi vì tôm thu hoạch được mùa lẫn được giá.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, hiện đàn bò đang có xu hướng thu hẹp do quỹ đất trồng cỏ hạn chế, nguồn thức ăn tự nhiên khan hiếm. Bên cạnh, thu hoạch lúa chủ yếu bằng máy nên rất khó sử dụng phụ phẩm rơm.

Những ngày này, tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đầy ắp những loại trái cây được người dân từ trong vườn đem ra, hoặc được các tiểu thương lấy từ các tỉnh khác về bán lại. Sản phẩm rất đa dạng về chủng loại, chất lượng không thua hàng ngoại và giá bán cũng tương đối mềm.

Đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá nóc bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2013-2015 vừa được Bộ NNPTNT phê duyệt.