Đắk Glong Phát Triển Diện Tích Trồng Cây Thanh Long Ruột Đỏ

Mùa mưa năm 2011, Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ Hợp Tiến (Đắk Glong) đã đưa 20.000 cây giống thanh long ruột đỏ về cho xã viên trồng trên diện tích 5 ha tại xã Quảng Sơn. Sau 3 năm, những vườn cây này đã bước vào thời kỳ kinh doanh, cho thu nhập cao.
Điển hình như gia đình chị Bùi Thị Nhị được HTX hỗ trợ trồng 1 ha thanh long ruột đỏ và đến nay đã cho thu hoạch gần 30 tấn quả, bán với giá 35.000 đồng/kg, tính ra gia đình lời khoảng 300 triệu đồng. Từ một hộ kinh tế khó khăn, nhờ trồng thanh long, gia đình chị đã có điều kiện kinh tế vững vàng.
Theo chị Nhị thì nhờ HTX Hợp Tiến giúp đỡ, hỗ trợ về vốn, đất đai nên gia đình có cơ hội phát triển kinh tế. Tương tự, 4 gia đình khác kinh tế cũng đều khá lên nhờ được HTX chỉ cách phát triển kinh tế từ cây thanh long ruột đỏ.
Thấy hiệu quả kinh tế, hiện nay, một số hộ dân trên địa bàn huyện cũng đã chú ý đến việc trồng cây thanh long ruột đỏ, ước tính diện tích hiện nay đã được khoảng 10 ha.
Ông Phạm Tấn Thắng, một người dân ở xã Quảng Sơn cho biết: “Sau khi tham quan các vườn thanh long của HTX trên địa bàn, thấy cây phát triển tốt, quả nhiều, ăn ngọt và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tôi quyết định đầu tư trồng. Thanh long chỉ mất vốn đầu tư ban đầu, còn sau đó cho thu hoạch tới 15 năm nên thật sự là cây trồng phù hợp với nông dân. Hiện nay, gia đình đã làm trụ và dự kiến trồng khoảng 1,5 ha”.
Được biết, trong mùa mưa năm 2013, sau khi khảo nghiệm thực tế từ các hộ dân đã trồng thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện, Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Đắk Glong cũng đã triển khai hỗ trợ cho 14 hộ dân ở xã Quảng Khê trồng 2,5 ha, hiện các vườn đều phát triển khá tốt.
Có thể bạn quan tâm
Có dịp trở lại xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ vào những ngày cuối tháng 5, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay từng ngày của mảnh đất trước đây còn gặp nhiều “gian khó”. Phóng tầm mắt dọc hai bên đường những ngôi nhà mới khang trang mọc lên san sát nhau tạo nên khung cảnh trù phú, yên vui.

Liên tiếp phải ngưng sản xuất đến 4 vụ do nắng hạn kéo dài, từ tháng 8 năm 2014 đến nay, do vậy, đối với người dân vùng hạn trong tỉnh Ninh Thuận là phải làm mọi cách để bảo vệ đàn gia súc, nguồn thu nhập chính đối với kinh tế gia đình. Cách hiệu quả nhất lúc này đang được nhiều hộ chăn nuôi bò, dê, cừu áp dụng là tận dụng triệt để phụ phẩm nông nghiệp, kết hợp với trồng bắp, trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc.

Nhằm bảo đảm an toàn và ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trên đàn vật nuôi, ngay từ đầu năm 2015, Chi cục Thú y đã chủ động điều phối lịch tiêm phòng cho đàn vật nuôi trong tỉnh Long An. Lũy kế từ đầu năm đến nay, ngành đã tiêm phòng 81.569 liều vắc-xin lỡ mồm long móng (LMLM) trên gia súc; 25.484 liều vắc-xin PRRS (tai xanh) trên heo và 4.254.606 liều vắc-xin cúm gia cầm. Đồng thời, chi cục chỉ đạo các trạm thú y tập trung kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; tiếp tục tiêm phòng vắc-xin LMLM trên gia súc và vắc-xin cúm trên gia cầm.

Ngày 25.6, Ban Quản lý Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh giai đoạn 2015 - 2017. Dự hội nghị có ông Đặng Minh Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

45 triệu USD này sẽ được tài trợ cho các dự án chăn nuôi và tăng cường an toàn thực phẩm, đang thực hiện tại Việt Nam.