Đắk Glong Phát Triển Diện Tích Trồng Cây Thanh Long Ruột Đỏ

Mùa mưa năm 2011, Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ Hợp Tiến (Đắk Glong) đã đưa 20.000 cây giống thanh long ruột đỏ về cho xã viên trồng trên diện tích 5 ha tại xã Quảng Sơn. Sau 3 năm, những vườn cây này đã bước vào thời kỳ kinh doanh, cho thu nhập cao.
Điển hình như gia đình chị Bùi Thị Nhị được HTX hỗ trợ trồng 1 ha thanh long ruột đỏ và đến nay đã cho thu hoạch gần 30 tấn quả, bán với giá 35.000 đồng/kg, tính ra gia đình lời khoảng 300 triệu đồng. Từ một hộ kinh tế khó khăn, nhờ trồng thanh long, gia đình chị đã có điều kiện kinh tế vững vàng.
Theo chị Nhị thì nhờ HTX Hợp Tiến giúp đỡ, hỗ trợ về vốn, đất đai nên gia đình có cơ hội phát triển kinh tế. Tương tự, 4 gia đình khác kinh tế cũng đều khá lên nhờ được HTX chỉ cách phát triển kinh tế từ cây thanh long ruột đỏ.
Thấy hiệu quả kinh tế, hiện nay, một số hộ dân trên địa bàn huyện cũng đã chú ý đến việc trồng cây thanh long ruột đỏ, ước tính diện tích hiện nay đã được khoảng 10 ha.
Ông Phạm Tấn Thắng, một người dân ở xã Quảng Sơn cho biết: “Sau khi tham quan các vườn thanh long của HTX trên địa bàn, thấy cây phát triển tốt, quả nhiều, ăn ngọt và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tôi quyết định đầu tư trồng. Thanh long chỉ mất vốn đầu tư ban đầu, còn sau đó cho thu hoạch tới 15 năm nên thật sự là cây trồng phù hợp với nông dân. Hiện nay, gia đình đã làm trụ và dự kiến trồng khoảng 1,5 ha”.
Được biết, trong mùa mưa năm 2013, sau khi khảo nghiệm thực tế từ các hộ dân đã trồng thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện, Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Đắk Glong cũng đã triển khai hỗ trợ cho 14 hộ dân ở xã Quảng Khê trồng 2,5 ha, hiện các vườn đều phát triển khá tốt.
Có thể bạn quan tâm

Tại huyện Diễn Châu, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đến thăm gia trại của ông Cao Văn Cừ, xóm 14, xã Diễn Trung. Một mô hình liên kết với Cty CP nuôi gia công 7.000 còn gà đẻ trứng và thăm mô hình chăn nuôi gà theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) của ông Phan Đình Tư, tại xóm 10, xã Diễn Trung. Ông Tư là một trong số các hộ chăn nuôi gà thuộc dự án LIFSAP mà Nghệ An đang triển khai tại một số huyện.

Theo khảo sát của chúng tôi, ngày 24-3 tại một số chợ ở Hà Nội (chợ Bưởi, Ngã Tư Sở, Nghĩa Tân, Cổ Nhuế…) giá rau xanh có loại tăng đến 2 lần so với một tuần trước.

Về kết quả chăn nuôi, trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn thành phố có hơn 142.000 con gia súc lớn (bò thịt 128.501 con/78.570 hộ nuôi, bò sữa 13.654 con/3.154 hộ). Tổng đàn lợn có trên 1,4 triệu con/173.000 hộ nuôi, đàn gia cầm gần 19 triệu con/163.000 hộ.

Để nâng cao chất lượng hạt gạo và giúp nông dân dễ tiêu thụ, vụ đông xuân này, ngành Nông nghiệp tỉnh vận động nông dân tập trung sản xuất giống lúa chất lượng cao chiếm hơn 88% diện tích.

Từ năm 2016 trở về sau, người nông dân, doanh nghiệp muốn tiếp tục nuôi cá tra phải áp dụng tiêu chuẩn VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) hoặc các tiêu chuẩn khác như ASC, GlobalGap.