Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắk Glong Đẩy Mạnh Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Vào Sản Xuất

Đắk Glong Đẩy Mạnh Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Vào Sản Xuất
Ngày đăng: 27/02/2014

Trong những năm qua, hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất trên địa bàn huyện Đắk Glong đã đạt được nhiều kết quả.

Nhiều mô hình, dự án đã được ngành chức năng phối hợp với chính quyền địa phương bám sát nhu cầu thực tiễn sản xuất của người dân để triển khai, nhân rộng. Hoạt động này đã giúp người dân từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập và tạo việc làm ổn định.

Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật hiệu quả vào sản xuất phải kể tới các mô hình như đầu tư thâm canh và ghép cải tạo vườn cà phê già cỗi có năng suất thấp (năm 2008-2009); mô hình trồng cây chanh dây (năm 2009-2010); mô hình sản xuất phân hữu cơ sinh học từ vỏ cà phê bằng chế phẩm sinh học (năm 2010)...

Trong năm 2011, huyện đã triển khai nhiệm vụ khoa học "Xây dựng mô hình trồng giống dâu mới và phát triển nuôi tằm ở xã Quảng Khê". Kết quả, mô hình đã góp phần tăng nhanh chu kỳ sản xuất, nâng cao thu nhập cho các hộ dân. Theo đó, bình quân cứ từ 16-18 ngày, con tằm lại cho thu hoạch một lứa kén...

Bên cạnh đó, nhiều hộ dân trên địa bàn cũng đã tự tìm tòi, nghiên cứu và đưa vào trồng thử những giống cây mới, năng suất cao. Đơn cử như hiệu quả mang lại tại vườn ổi của gia đình ông Trần Tấn Tâm ở thôn 8, xã Quảng Khê.

Được biết, năm 2010, nhận thấy sản phẩm ổi không hạt trên thị trường luôn có mức tiêu thụ cao và giá cả ổn định nên gia đình ông Tâm đã đầu tư trồng gần 3 ha. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhờ sự giúp đỡ về kỹ thuật chăm sóc, cách bón phân vi sinh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của ngành chức năng nên cây ổi đã được sinh trưởng, phát triển rất tốt.

Hiện nay, 1.600 cây ổi đã cho thu hoạch, với khoảng 30 tấn mỗi năm. Với giá bán khoảng 15.000 đồng/kg thì hàng năm, vườn ổi của gia đình ông cho thu nhập khoảng 450 triệu đồng...

Còn giống Cam mới Cara không hạt có xuất xứ từ Venezuela cũng đã được nhiều người dân mang về trồng tại địa phương. Giống cam này có nhiều ưu điểm nổi bật như quả to, không hạt, thu hoạch quanh năm, quả có màu vàng bắt mắt, dễ bóc vỏ, dễ tách múi, hương thơm, vị ngọt, ruột và nước có màu đỏ thẫm rất đẹp...

Nhờ sự tiên phong trong việc lựa chọn giống cây trồng phù hợp và ứng dụng công nghệ kỹ thuật đồng bộ vào sản xuất nên nhiều hộ gia đình đã có thu nhập cao và vươn lên thoát nghèo bền vững...

Ngoài ra, cùng với việc sản xuất cà phê, hàng năm, trên địa bàn huyện cũng có một số lượng lớn vỏ (khoảng trên 8.000 tấn) không được sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, vệ sinh nông thôn.

Vì vậy, để giúp người dân có điều kiện đầu tư thâm canh vào sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, huyện cũng đã triển khai mô hình "Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ vỏ cà phê bằng chế phẩm sinh học tại xã Quảng Khê" và đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho bà con. Qua đó, nhiều hộ dân đã tiết kiệm được số lượng lớn phân hóa học, giảm được giá thành, sản xuất thân thiện với môi trường và tăng được độ phì nhiêu trong đất...

Trong thời gian tới, để việc ứng dụng những thành tự KH&CN vào sản xuất ngày một hiệu quả, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến với người dân thông qua các mô hình sản xuất mới, các mô hình nông nghiệp chất lượng cao; đồng thời, tích cực hỗ trợ trong lĩnh vực chế biến nông sản, hoa quả, công nghệ sau thu hoạch cho người dân để tạo ra được những sản phẩm hàng hóa tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường...


Có thể bạn quan tâm

Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi gà vườn đồi Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi gà vườn đồi

Theo lời giới thiệu của Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa, chúng tôi đến gia đình anh Triệu Văn Hoan ở xóm Cốc Lùng, xã Bảo Cường, huyện Định Hóa - nơi đang triển khai mô hình nuôi gà đồi cho hiệu quả cao.

11/05/2015
Chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường với đệm lót sinh học Chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường với đệm lót sinh học

Ngày 7-5, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức xét duyệt, thông qua dự án “Chăn nuôi heo, gà tập trung trên nền đệm lót sinh học gắn với xây dựng công trình khí sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường”. Dự án do Phó Trưởng phòng Khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Nguyễn Hoàng Chiến làm chủ nhiệm.

11/05/2015
Nuôi ong mật Ý Nuôi ong mật Ý

Nắm bắt cơ hội, mạnh dạn chuyển đổi, ông Đặng Văn Thể (Chùa Hang - Đồng Hỷ - Thái Nguyên) đã từ bỏ hơn 300 thùng ong mật nội chuyển hướng sang nuôi ong mật ngoại cho thu nhập gấp nhiều lần.

11/05/2015
Lấp Vò (Đồng Tháp) phát triển mạnh vườn dừa Lấp Vò (Đồng Tháp) phát triển mạnh vườn dừa

Thông qua sinh hoạt, Hội Nông dân huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã vận động hội viên nông dân chuyển đổi vườn tạp để trồng những loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xoài, cam, dừa, sơ ri là những loại cây mà địa phương này hướng đến. Trong đó, dừa được xem là loại cây trồng có giá trị và phát triển tốt.

11/05/2015
Phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi vịt trời Phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi vịt trời

Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Văn Chiển, xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng - Nam Định) là một nông dân dám nghĩ, dám làm đã tập trung vốn, xây dựng trang trại chăn nuôi vịt đẻ, vịt thịt trên diện tích hơn 5.000m2. Năm 2014, anh đã nuôi thành công đàn vịt trời trên 3.000 con, cho thu nhập khá.

11/05/2015