Đài Loan Công Bố Công Nghệ Chẩn Đoán Sớm EMS

Người nuôi tôm sẽ được tiếp cận miễn phí với công nghệ chẩn đoán sớm Hội chứng tôm chết sớm (EMS) trên tôm.
Đại học NationalChengKungUniversity tại Tainan, Đài Loan đã công bố công nghệ cho phép người nuôi tôm sớm xác định được vi khuẩn gây ra dịch bệnh EMS.
Công nghệ này giúp người nuôi tôm có thể phát hiện liệu tôm của họ có bị nhiễm bệnh hay không chỉ trong vòng 1 ngày. Các nhà nghiên cứu cho biết, kỹ thuật này cũng có thể ngăn chặn dịch bệnh lan rộng ngay từ ban đầu, từ đó giúp giảm thiệt hại.
Theo Grace Low, người đứng đầu khoa Sinh vật học và Công nghệ sinh học và nhóm nghiên cứu, tôm con thường phát bệnh khoảng 10 ngày sau khi được thả vào ao nuôi và sau đó chết hàng loạt.
Có thể bạn quan tâm

Nhà vườn trồng cây ăn trái ở Hậu Giang tố cáo họ bị một số Cty chuyên sản xuất và kinh doanh phân bón vi sinh lừa bán hàng kém chất lượng.

Là sự kiện XTTM quan trọng của Bộ NN-PTNT trong năm 2014, Hội chợ nhằm tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu, sản phẩm nông lâm thủy sản của các tỉnh vùng Đông Bắc, trình diễn nhằm phổ biến những tiến bộ KHKT mới trong SX nông nghiệp.

Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, cả nước hiện có 560.000ha trồng sắn các loại, tổng sản lượng đạt gần 9,4 triệu tấn sắn tươi, với hơn 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn đạt tiêu chuẩn, đứng thứ hai thế giới về XK sắn và sản phẩm từ sắn, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên, thị trường XK sắn đang có nhiều biến động giảm.

Sở NN-PTNT Bến Tre cho biết, từ nay đến cuối năm 2016 Sở làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung tại 3 xã: Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị và Thạnh Phước (huyện Bình Đại) để phục vụ cho khoảng 1.500 ha đất nuôi trồng thủy sản.

Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, đến hết mùa vụ năm 2014, sản lượng vải thiều tại hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương ước đạt gần 200 nghìn tấn quả tươi. Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, Trung Quốc là thị trường NK vải thiều truyền thống lớn nhất của Việt Nam.