Đại Hòa Phát Triển Chăn Nuôi Bò Thịt

Những năm gần đây, chăn nuôi bò thịt được xác định là một trong những chương trình sản xuất trọng điểm của xã Đại Hòa (Đại Lộc). Phong trào chăn nuôi bò thịt phát triển mạnh ở hầu hết các thôn trên địa bàn xã, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đại Hòa đang là xã đi đầu của huyện về phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt ở quy mô kinh tế hộ với tổng số lượng đàn bò lên đến 1.005 con, trong đó bò sinh sản có 302 con, bò lai thịt 703 con. Nhận thấy nuôi bò thịt ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cao, nông dân trong xã đã bắt đầu mạnh dạn đầu tư vào ngành này.
Để giảm bớt chi phí vốn chăn nuôi, người dân tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp có sẵn như cây bắp, cây đậu hay rạ khô để làm lương thực dự trữ vào mùa mưa. Ngoài ra nông dân còn sử dụng gần 1ha đất của xã để trồng cỏ nhằm đảm bảo nguồn lương thực quanh năm cho bò. Sau 10 tháng chăn nuôi, mỗi con bò bán được từ 15 - 20 triệu đồng, trừ chi phí chăn nuôi thu lãi gần 10 triệu đồng.
Gia đình anh Lê Đức Vĩnh (thôn Bộ Bắc, xã Đại Hòa) là một trong những hộ đi đầu trong phong trào nuôi bò thịt. Gia đình anh luôn duy trì đàn bò từ 4 - 5 con. Mỗi năm xuất chuồng hai lứa, mỗi lứa 2 con cho tổng số tiền lãi trên 60 triệu đồng. Nhiều năm qua ngoài việc chú trọng nguồn thức ăn, người chăn nuôi còn nâng cao chất lượng đàn bò bằng việc thay thế giống bò vàng truyền thống bằng giống bò lai mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hầu hết các hộ chăn nuôi bò ở Đại Hòa đều lựa chọn giống bò có nhóm máu lai với nhiều ưu điểm như giống to, đẹp mã và có chất lượng thịt tốt được các thương lái ưa chuộng. Ông Nguyễn Văn Thuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Hòa cho biết, chương trình phát triển đàn bò luôn được xã quan tâm và khuyến khích người dân thực hiện.
Đây là mô hình phù hợp với địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao. UBND xã cũng tạo điều kiện giúp đỡ để các hộ dân vay vốn phát triển đàn bò. Bên cạnh đó xã cũng phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân. Trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục phát triển chương trình nuôi bò thịt giúp nông dân phát triển kinh tế.
Hiện nay, mô hình nuôi bò thịt đối với nhiều hộ ở Đại Hòa đã không còn là nguồn kinh tế phụ mà người dân đã chú trọng chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình.
Mỗi năm xã Đại Hòa bán ra thị trường trên 400 con bò thịt với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng; đây là nguồn thu lớn đối với một xã thuần nông. Sau gần 10 năm phát triển mô hình nuôi bò thịt, nhiều hộ ở Đại Hòa đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Gia đình anh Lê Văn Hồng trú thôn 6 (xã Đại Hòa) là một điển hình. Nhận thấy nuôi bò thịt là hướng phát triển tốt anh Hồng đã mạnh dạn đầu tư vốn mua bò giống và học hỏi kinh nghiệm của hàng xóm, ban đầu anh nuôi thử 2 con rồi phát triển dần lên 5 con. Anh Hồng chia sẻ: “Gia đình tôi nuôi bò được 14 năm.
Trước đây, thu nhập chính của gia đình chỉ trông cậy vào vài sào ruộng nên cũng rất khó khăn. Gần đây bò được giá, gia đình tôi đã cải thiện được kinh tế phần nào. Bây giờ đàn bò là thu nhập chính của gia đình, tôi dự tính sẽ phát triển đàn bò của mình thêm vài con nữa”.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN - PTNT tỉnh Bình Định, hiện các huyện Tuy Phước, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn đã thả nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú trên 1.560 ha mặt nước, chiếm 71% diện tích hiện có, giảm 17,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, môi trường nuôi bị ô nhiễm, đầu tư chăm sóc chưa đúng mức nên nhiều vùng nuôi tôm đã xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm.

Những ngày này, đến vùng nuôi tôm công nghiệp của xã Giao Phong (Giao Thủy) thấy ai cũng phấn chấn, hồ hởi. Bởi vụ tôm xuân hè năm nay mặc dù gặp khó khăn đầu vụ do dịch bệnh, nhưng nhiều hộ nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn được mùa, được giá.

Chiều ngày 7/5 Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh do Bộ NN&PTNT chủ trì đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh ở gia cầm và lợn trên địa bàn cả nước.

Thời gian gần đây, các chợ và điểm bán lẻ hoa quả ở TP Hà Tĩnh bày bán loại cam không rõ nguồn gốc với giá rẻ. Theo các chủ hàng thì cam họ bán là cam Vinh (cũng có người nói là cam Hòa Bình). Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì rất có thể loại cam này có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Trong thời gian qua, mô hình nuôi cá bống tượng và các loài cá nước ngọt, lợ khác phát triển khá mạnh ở huyện Cái Nước (Cà Mau). Qua đó góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, do đầu ra không ổn định, người dân nhiều phen khốn đốn vì trúng mùa nhưng không trúng giá.