Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đại Hòa Phát Triển Chăn Nuôi Bò Thịt

Đại Hòa Phát Triển Chăn Nuôi Bò Thịt
Ngày đăng: 01/03/2014

Những năm gần đây, chăn nuôi bò thịt được xác định là một trong những chương trình sản xuất trọng điểm của xã Đại Hòa (Đại Lộc). Phong trào chăn nuôi bò thịt phát triển mạnh ở hầu hết các thôn trên địa bàn xã, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đại Hòa đang là xã đi đầu của huyện về phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt ở quy mô kinh tế hộ với tổng số lượng đàn bò lên đến 1.005 con, trong đó bò sinh sản có 302 con, bò lai thịt 703 con. Nhận thấy nuôi bò thịt ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cao, nông dân trong xã đã bắt đầu mạnh dạn đầu tư vào ngành này.

Để giảm bớt chi phí vốn chăn nuôi, người dân tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp có sẵn như cây bắp, cây đậu hay rạ khô để làm lương thực dự trữ vào mùa mưa. Ngoài ra nông dân còn sử dụng gần 1ha đất của xã để trồng cỏ nhằm đảm bảo nguồn lương thực quanh năm cho bò. Sau 10 tháng chăn nuôi, mỗi con bò bán được từ 15 - 20 triệu đồng, trừ chi phí chăn nuôi thu lãi gần 10 triệu đồng.

Gia đình anh Lê Đức Vĩnh (thôn Bộ Bắc, xã Đại Hòa) là một trong những hộ đi đầu trong phong trào nuôi bò thịt. Gia đình anh luôn duy trì đàn bò từ 4 - 5 con. Mỗi năm xuất chuồng hai lứa, mỗi lứa 2 con cho tổng số tiền lãi trên 60 triệu đồng. Nhiều năm qua ngoài việc chú trọng nguồn thức ăn, người chăn nuôi còn nâng cao chất lượng đàn bò bằng việc thay thế giống bò vàng truyền thống bằng giống bò lai mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hầu hết các hộ chăn nuôi bò ở Đại Hòa đều lựa chọn giống bò có nhóm máu lai với nhiều ưu điểm như giống to, đẹp mã và có chất lượng thịt tốt được các thương lái ưa chuộng. Ông Nguyễn Văn Thuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Hòa cho biết, chương trình phát triển đàn bò luôn được xã quan tâm và khuyến khích người dân thực hiện.

Đây là mô hình phù hợp với địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao. UBND xã cũng tạo điều kiện giúp đỡ để các hộ dân vay vốn phát triển đàn bò. Bên cạnh đó xã cũng phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân. Trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục phát triển chương trình nuôi bò thịt giúp nông dân phát triển kinh tế.

Hiện nay, mô hình nuôi bò thịt đối với nhiều hộ ở Đại Hòa đã không còn là nguồn kinh tế phụ mà người dân đã chú trọng chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Mỗi năm xã Đại Hòa bán ra thị trường trên 400 con bò thịt với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng; đây là nguồn thu lớn đối với một xã thuần nông. Sau gần 10 năm phát triển mô hình nuôi bò thịt, nhiều hộ ở Đại Hòa đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Gia đình anh Lê Văn Hồng trú thôn 6 (xã Đại Hòa) là một điển hình. Nhận thấy nuôi bò thịt là hướng phát triển tốt anh Hồng đã mạnh dạn đầu tư vốn mua bò giống và học hỏi kinh nghiệm của hàng xóm, ban đầu anh nuôi thử 2 con rồi phát triển dần lên 5 con. Anh Hồng chia sẻ: “Gia đình tôi nuôi bò được 14 năm.

Trước đây, thu nhập chính của gia đình chỉ trông cậy vào vài sào ruộng nên cũng rất khó khăn. Gần đây bò được giá, gia đình tôi đã cải thiện được kinh tế phần nào. Bây giờ đàn bò là thu nhập chính của gia đình, tôi dự tính sẽ phát triển đàn bò của mình thêm vài con nữa”.


Có thể bạn quan tâm

Tôm lại chết hàng loạt Tôm lại chết hàng loạt

Khoảng 1 tháng qua, người tôm vùng hạ lưu sông Bàn Thạch, huyện Đông Hòa (Phú Yên) điêu đứng vì tôm “dính” dịch bệnh chết hàng loạt.

16/05/2015
Cà Mau nông dân lao đao vì tôm rớt giá Cà Mau nông dân lao đao vì tôm rớt giá

Theo thông tin từ Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP), hiện giá tôm nguyên liệu trên địa bàn đang giảm mạnh, khiến người nuôi thua lỗ nặng. Chưa dừng lại ở đó, giá tôm giảm, dịch bệnh lại bùng phát, người nuôi bị thiệt hại “kép”.

16/05/2015
Rau câu xuất hiện nhiều, giá rẻ Rau câu xuất hiện nhiều, giá rẻ

Rau câu đang rớt giá khiến nhiều người trồng rau câu ở các phường Xuân Đài, Xuân Thành (TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) méo mặt. Còn tại đầm Ô Loan (huyện Tuy An), mặc dù rau câu xuất hiện nhiều nhưng giá quá rẻ nên người dân cũng không màng đi vớt.

16/05/2015
Cá tra không lãi Cá tra không lãi

Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình XK cá tra tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến giá mua cá tra nguyên liệu.

16/05/2015
Những hệ luỵ nuôi tôm công nghiệp ngoài vùng quy hoạch Những hệ luỵ nuôi tôm công nghiệp ngoài vùng quy hoạch

Có thể thu lãi bạc trăm triệu đến cả tỷ đồng chỉ trong vài 3 - 4 tháng thả nuôi, con số ấy là lực hút cực mạnh khiến không ít hộ dân toàn tỉnh Cà Mau dù có điều kiện hay không đều dồn toàn lực đầu tư cho tôm công nghiệp. Từ đó khiến quy hoạch bị phá vỡ và không ít hộ đã phải trắng tay từ mô hình này.

16/05/2015