Đại Gia Lan Ngọc Điểm, Tu Hàng Tỷ Đồng/năm

Thu nhập trên 2 tỷ đồng đồng/năm từ lan ngọc điểm (lan Đai Châu hay nghinh xuân), anh Lê Ngọc Bích ở khu phố 1, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh đã trở thành “đại gia”.
Anh Bích tâm sự, anh quê gốc Thanh Hóa, cha mẹ làm nghề địa chất nên thường lang bạt hết tỉnh này đến tỉnh khác. Năm 1984, cha mẹ anh quyết định vào sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh. Từ nhỏ, anh đã thấy cha mẹ anh rất mê hoa lan, thường mua lan về trồng, nhất là lan ngọc điểm- loại lan chỉ nở vào mùa xuân.
Sau khi tốt nghiệp khoa Nông nghiệp ở Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, năm 2003, anh thuê 5.700m2 đất, tận dụng gỗ nhãn, me, cây tạp để trồng 7.000 cội lan ngọc điểm. Trồng loại lan này đòi hỏi kỹ thuật tương đối cao, cây thành phẩm có giá từ 2 -10 triệu đồng/cội. Lan ngọc điểm có thể trồng 3 năm, 2 năm và 1 năm, tùy theo nguồn giống cấy vào được bao nhiêu tuổi. Bình thường anh chỉ chọn trồng lan chu kỳ 1 năm để quay vòng vốn nhanh.
Về đầu ra của lan, anh Bích tiết lộ, hiện anh có 3 đại lý ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, mỗi vùng chỉ có duy nhất 1 đại lý cấp 1 mà thôi. Riêng 3 đại lý này, mỗi năm anh bán khoảng 1.000 cội lan, giá trung bình 2 triệu đồng/cội, thu lãi trên 600 triệu đồng. Vườn của anh chỉ chuyên trồng lan ngọc điểm, được Trường Đại học Nông Lâm chọn làm điểm đưa sinh viên đến tham quan, thực tập.
Ngoài vườn lan ở khu phố 1, anh Bích còn có vườn lan ở Bình Dương (3.000m2) và Bà Rịa - Vũng Tàu (5.000m2) chủ yếu trồng lan ngọc điểm.
Ông Phạm Văn Tiến - Chủ tịch Hội ND phường Linh Trung cho biết, anh Bích là thành viên chi hội cây kiểng phường Linh Trung. Anh luôn giúp đỡ các hộ khó khăn và là người đi đầu trong việc đóng góp Quỹ Học bổng Lương Định Của, Quỹ "Tết làm điều hay vì nông dân nghèo". Nhiều năm liền anh được công nhận ND sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố.
Có thể bạn quan tâm

Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh Lạng Sơn trồng trên 14.000ha ngô, tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Sơn, Cao Lộc, Hữu Lũng, Lộc Bình, Đình Lập…Các giống ngô được người dân lựa chọn trồng cho năng suất cao như ngô lai giống 999, 9698, C919, K54. Năng suất bình quân toàn tỉnh ước đạt từ 45 – 50 tạ/ha.

Mấy năm gần đây, nông dân ở các tỉnh ĐBSCL phấn khởi vì trồng khoai môn sáp cho thu nhập cao. Anh Nguyễn Hữu Thọ, ngụ tại khu vực Thạnh Phú, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng (TP. Cần Thơ) trồng 10.000m2 khoai môn sắp thu hoạch cho biết: Khoai môn sáp cho củ to (từ 1,5 – 2 kg/củ), chất lượng thơm ngon là mặt hàng XK có giá ổn định. Khoai môn sáp rất dễ chăm sóc, ít phân bón, trồng được quanh năm.

Về chăn nuôi, toàn huyện hiện có 143.968 con gia súc, 667.000 con gia cầm các loại. Để nông dân yên tâm chăn nuôi, ngành thú y luôn chú trọng triển khai tiêm phòng kịp thời vắc xin phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện chưa xảy ra các ổ dịch bệnh trong lĩnh vực chăn nuôi.

Hội thảo do Sở KH&CN tổ chức ngày 1/8 nhằm đẩy mạnh lĩnh vực thủy sản trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) nói chung và ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn nói riêng.

Duy trì mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại xã Hồng Trị (Bảo Lạc) với kinh phí trên 500 triệu đồng, 65 hộ tham gia; hỗ trợ 44 hộ dân xã Cần Yên (Thông Nông) mỗi hộ 2 triệu đồng di dời chuồng trại và nhà tiêu ra khỏi gầm sàn nhà ở; lắp đặt 6 hầm bể khí biogas bằng nhựa coimposite, kinh phí trên 60 triệu đồng tại huyện Hạ Lang...