Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đại Gia Bị Nông Dân Đến Nhà Đòi Nợ

Đại Gia Bị Nông Dân Đến Nhà Đòi Nợ
Ngày đăng: 20/02/2012

Sáng 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) ở Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá.
Khoảng 10 giờ 30 ngày 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) trên đường 30.4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá.
Trước đó, ngày 16.2, tại TAND quận Ô Môn, thẩm phán Nguyễn Phi Hùng đã chủ trì phiên hòa giải lần 2 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán cá” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Liền và bà Phạm Thị Mai (bị nợ hơn 20 tỷ đồng) với phía bị đơn là Bianfishco. Nhưng buổi hòa giải bất thành, do luật sư đại diện cho phía Bianfishco tìm mọi lý do để không công nhận nợ của 2 nông dân (dù trước đó phía công ty đã có văn bản ký xác nhận nợ).

Luật sư Nguyễn Trường Thành - đại diện phía nguyên đơn đề nghị: Khi đưa ra xét xử, yêu cầu tòa án triệu tập người đại diện theo pháp luật của Bianfishco để xác nhận nợ. Đồng thời, công ty đã thừa nhận nợ, để đảm bảo cho việc thanh toán nợ, nguyên đơn đề nghị tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm xuất cảnh đối với bà Diệu Hiền; kê biên tài sản để đảm bảo cho việc thi hành án.
Việc trì hoãn, cố tình dây dưa tiền mua cá của “đại gia” Diệu Hiền khiến cuộc sống người dân khổ sở trăm bề. Trước tình cảnh trên, các hộ nông dân đã làm đơn kêu cứu khẩn cấp gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ và lãnh đạo nhiều ban, ngành T.Ư và địa phương để nhờ can thiệp và giúp đỡ.


Có thể bạn quan tâm

Tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng Tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng

Trước tình hình sâu bệnh gây hại trên một số loại cây trồng, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 3483/UBND-NL yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh làm tốt công tác dự báo, thông báo kịp thời tình hình diễn biến sâu bệnh gây hại, tăng cường hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng để địa phương và nông dân áp dụng.

03/09/2015
 Hướng đi mới từ măng tây xanh Hướng đi mới từ măng tây xanh

Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã mạnh dạn đưa nhiều loại cây trồng mới vào sản xuất, trong đó việc trồng măng tây xanh đang mở ra một hướng đi tích cực cho bà con nông dân.

03/09/2015
Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu đua nhau chặt bỏ cao su, cà phê Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu đua nhau chặt bỏ cao su, cà phê

Trong thời gian qua, hàng trăm hécta cao su và cà phê bị người dân Tây Nguyên chặt bỏ để trồng tiêu. Dù việc trồng tiêu ồ ạt sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng nhiều người dân Tây Nguyên bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng địa phương.

03/09/2015
Dịch bệnh trên cây tiêu nỗi sợ của nông dân Dịch bệnh trên cây tiêu nỗi sợ của nông dân

Gia đình anh Ma Văn Biểu ở thôn Đắk R’Tăng, xã Quảng Tân (Tuy Đức - Đắk Nông) đã lâm vào cảnh “trắng tay” khi vườn hồ tiêu chưa cho thu hồi vốn đã “vội” chết rụi vì bệnh chết nhanh.

03/09/2015
Phát triển mô hình sản xuất sầu riêng theo VIETGAP Phát triển mô hình sản xuất sầu riêng theo VIETGAP

Tam Bình (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) có diện tích trồng sầu riêng chuyên canh khá lớn với hơn 1500 ha, còn lại hơn 100 ha trồng xen với các loại cây ăn trái khác như cây sapo, vú sữa, mít…. Nhằm phát huy thế mạnh của các giống cây ăn trái chủ lực của tỉnh, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất trái cây an toàn theo tiêu chuẩn GAP; trong thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ của các ngành các cấp, các đoàn thể và nhất là của cơ quan khuyến nông, xã Tam Bình đã triển khai xây dựng các mô hình về “Sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP”.

03/09/2015